Những điều bạn cần biết về căn bệnh ung thư lá lách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ung thư lá lách là căn bệnh ung thư ít được nghe nói đến. Tuy nhiên, cũng giống như bệnh ung thư tại các bộ phận khác trên cơ thể, ung thư lá lách cũng cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ung thư lá lách là gì?
Lá lách là một cơ quan thuộc về hệ bạch huyết, nằm ở phần bụng phía trên bên trái cơ thể con người. Bệnh ung thư lá lách là tình trạng phát triển các tế bào ung thư tạo thành khối u trên lá lách của người bệnh.
Ung thư lá lách là một dạng u lympho – một loại ung thư ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Ung thư lá lách có thể là chủ yếu nếu phát triển tại lá lách trước khi lan sang các cơ quan khác.
Tuy nhiên, ung thư lá lách cũng có thể là thứ yếu nếu tế bào ung thư phát triển trên các cơ quan khác trước khi lây truyền sang lá lách. Dù là chủ yếu hay thứ yếu thì ung thư lá lách cũng không phải là một bệnh lý phổ biến.
Ung thư lá lách nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đồ họa: Kim Nhung
Ung thư lá lách nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đồ họa: Kim Nhung
Các triệu chứng của ung thư lá lách
Bệnh ung thư lá lách có dấu hiệu thường thấy khi khởi phát là làm lách to ra, khiến cơ thể người bệnh gặp các tình trạng như: Bị đau ở phía trên bên trái của bụng. Thường xuyên bị nhiễm trùng, dễ chảy máu, gặp tình trạng thiếu máu; thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, người không có chút sức lực.
Ngoài ra, người bị bệnh ung thư lá lách còn có thể gặp các triệu chứng như: Hạch bạch huyết sưng lớn, thường xuyên đổ mồ hôi, sốt cao, ớn lạnh, sụt cân nhanh chóng. Thêm vào đó là đau ngực hoặc cảm thấy tức ngực, bụng sưng to, ho lâu ngày hoặc khó thở.
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư lá lách
Nếu chẳng may người bệnh bị ung thư lá lách, đa phần sẽ được chỉ định cắt bỏ lá lách. Thủ thuật cắt bỏ có hai loại là nội soi và phẫu thuật mổ hở (mở ổ bụng).
Nội soi: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tạo ra bốn vết mổ nhỏ trong bụng người bệnh và sử dụng máy quay siêu nhỏ để quan sát bên trong, sau đó dùng ống thông để loại bỏ lá lách. Do các vết mổ nội soi nhỏ nên quá trình phục hồi của người bệnh thường dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Mổ hở: Bác sĩ phẫu thuật rạch một đường lớn ở giữa bụng người bệnh để mở ổ bụng và thực hiện cắt bỏ lá lách. Thông thường, kỹ thuật mổ hở đòi hỏi thời gian phục hồi lâu hơn.
Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ và loại bệnh ung thư mà người bệnh sẽ cần thực hiện các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như: Hóa trị, xạ trị,...
Theo KIM NHUNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.