Bao giờ có băng tần 6 GHz ở Việt Nam?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Để mở rộng khả năng của chuẩn WiFi 6 đã được công bố chính thức hồi năm 2019, người ta đã mở rộng thành chuẩn WiFi 6E vào năm 2021, bổ sung thêm một dải tần số 6 GHz (cùng với 2 băng tần 2.4 GHz và 5 GHz của WiFi 6), mở rộng khả năng phát WiFi nhằm giải quyết tình trạng nhiễu sóng và nghẽn mạng.

Ngay từ năm 2021, nhiều loại smartphone, laptop, máy tính bảng… hỗ trợ công nghệ WiFi 6E đã được bán trên thị trường Việt Nam. Đầu năm 2024, có thêm những thiết bị hỗ trợ chuẩn mới nhất là WiFi 7. Ưu điểm của các chuẩn WiFi mới này là công nghệ tiên tiến, tốc độ nhanh, băng thông rộng hơn, giảm nhiễu và cải thiện chất lượng kết nối, có thể kết nối cùng lúc nhiều thiết bị hơn.

Chỉ có điều, cho đến nay, các thiết bị hỗ trợ chuẩn WiFi 6E và WiFi 7 ở Việt Nam chỉ có thể hoạt động với chế độ hỗ trợ ngược để dùng chuẩn WiFi 6 (hỗ trợ 2 băng tần 2.4 GHz và 5 GHz). Bởi lẽ, nếu muốn hoạt động tối ưu, hai chuẩn WiFi mới này cần có băng tần 6 GHz.

Tuy nhiên, băng tần 6 GHz vẫn chưa được quy hoạch cấp phép ở Việt Nam để chuẩn bị hạ tầng cho WiFi 6E được thương mại hóa rộng rãi. Trong khi đó, băng tần 6 GHz đang ngày càng có nhu cầu cao trên toàn cầu. Vào cuối năm 2022, thế giới đã có hơn 60 quốc gia quyết định mở băng tần 6 GHz cho WiFi và hơn 20 quốc gia bắt đầu thủ tục hướng tới việc mở băng tần 6 GHz. Ước tính đến 2025 sẽ có khoảng 1,4 tỉ thiết bị WiFi 6E trên thế giới. Có nước dành hoàn toàn băng tần 6 GHz miễn phí cho WiFi. Có nước chia ra một phần băng tần miễn cấp phép cho WiFi và phần còn lại cấp phép cho mạng di động IMT thế hệ thứ 5 (5G NR).

Các thành viên của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đưa ra 3 xu hướng quy hoạch băng tần 6 GHz là: toàn bộ 1.200MHz của băng tần 6GHz thành băng tần miễn cấp phép, chủ yếu sử dụng cho WiFi; toàn bộ 1.200 MHz thành băng tần cấp phép, chủ yếu sử dụng cho thông tin di động (IMT); quy hoạch 500 MHz đoạn băng tần dưới (5925 - 6425 MHz) thành băng tần miễn cấp phép cho WiFi và 700 MHz đoạn băng tần trên (6425 - 7125 MHz) thành băng tần cấp phép cho di động. Việt Nam được ghi nhận là quốc gia đang tích cực đánh giá phổ tần số 6 GHz và xem xét các phương án để khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này với mục tiêu đem lại lợi ích cao nhất cho người dùng. Ngay trong năm 2022, cơ quan quản lý cấp trung ương đã tổ chức 2 hội thảo về "Kết nối băng rộng WiFi trên băng tần 6 GHz".

Các nhà mạng di động của Việt Nam có xu hướng chọn phương án phân chia băng tần 6 GHz cho Wi-Fi và di động. Nhưng dù chọn phương án nào cũng phải bảo đảm phục vụ tối ưu cho kinh tế số, xã hội số; trước mắt là lợi ích của người dùng và doanh nghiệp.

Từ thực tế thị trường và nhu cầu của người dùng, cũng như theo xu thế chung của toàn cầu, việc quy hoạch cấp phép cho băng tần 6 GHz phục vụ WiFi thế hệ mới giờ đây không thể chần chừ được nữa.

Theo Hoài Xuân (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Việc áp dụng, duy trì và cải tiến HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 góp phần cải thiện và nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của CQHCNN trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Nhật Hào

Gia Lai áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015

(GLO)-Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2555/KH-UBND về triển khai hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tại các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2025.