Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Với phương châm “Bút sắc, tâm sáng, lòng trong”, những năm qua, đội ngũ người làm báo trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã không ngừng đổi mới, sáng tạo nhiều tác phẩm giá trị, đồng hành với quá trình phát triển của tỉnh.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long phát biểu chúc mừng đội ngũ người làm báo tại lễ kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023). Ảnh: Đức Thụy

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long phát biểu chúc mừng đội ngũ người làm báo tại lễ kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023). Ảnh: Đức Thụy

NHỮNG TIẾNG NÓI TÂM HUYẾT

Đánh giá về vai trò của các cơ quan báo chí trong sự góp sức vào những thành tựu chung của tỉnh nhà trên mọi lĩnh vực, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hoàng Bình nhận định: Các cơ quan báo chí của tỉnh đã đồng hành trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương; chủ động, tích cực thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Báo chí đã tập trung tuyên truyền quá trình thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nêu gương trong cán bộ, đảng viên; gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tuyên truyền về công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực.

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (thứ 4 từ phải sang) và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H'Bút (thứ 7 từ phải sang) trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc tại các giải báo chí cấp quốc gia năm 2022. Ảnh: Đức Thụy

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (thứ 4 từ phải sang) và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H'Bút (thứ 7 từ phải sang) trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích xuất sắc tại các giải báo chí cấp quốc gia năm 2022. Ảnh: Đức Thụy

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhìn nhận: “Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh đã duy trì thường xuyên các chuyên trang, chuyên mục với nhiều phóng sự, tin, bài có chất lượng, thu hút được sự quan tâm, chú ý của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Hội Nhà báo tỉnh đã tập hợp, động viên và phát huy vai trò, chức năng nghề nghiệp của đội ngũ nhà báo, phóng viên thâm nhập thực tiễn để phản ánh kịp thời, sinh động tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương; phản ánh tâm tư, nguyện vọng và những ý kiến đóng góp, phản biện mang tính xây dựng của cán bộ, đảng viên và người dân. Từ đây, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng”.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm với Thường trực Hội Nhà báo tỉnh. Ảnh: Đức Thụy

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chụp hình lưu niệm với Thường trực Hội Nhà báo tỉnh. Ảnh: Đức Thụy

Nhà báo Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh cũng khẳng định: Thời gian qua, Báo Gia Lai luôn thực hiện xuất sắc nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền. Trong đó có việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức các cuộc thi viết như: Pleiku-Cao nguyên xanh vì sức khỏe; Gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến toàn tỉnh lần thứ IV; thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2023; Báo chí với công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai năm 2023…

Mặt khác, Ban Biên tập Báo Gia Lai còn chỉ đạo phóng viên thực hiện các loạt bài, tuyến bài chuyên sâu phản ánh sinh động mọi mặt đời sống. Gần đây nhất phải kể đến loạt bài “Đi về hướng mặt trời” (tác giả Lê Anh-Vĩnh Hoàng) phản ánh những nỗ lực của Đảng và Nhà nước, lực lượng chức năng cùng đồng bào Tây Nguyên trong đấu tranh nhằm làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá chính sách đại đoàn kết dân tộc. Trước đó là các loạt bài gây tiếng vang, được bạn đọc đón nhận và đánh giá cao như: “Những công trình lãng phí nguồn lực”, “Chung một dòng sông”, “Một chỉ thị, trăm biến chuyển từ làng”, “Để phát triển rừng bền vững”, “Chia lửa với giáo dục vùng khó”, “Giao thông mở lối kết nối phát triển”…

Là một trong các cơ quan báo chí địa phương, những năm qua, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền về thành tựu của tỉnh trên mọi lĩnh vực; đồng hành, tham mưu, hiến kế cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Nhà báo Hà Đức-Phó Trưởng phòng Thời sự, Thư ký Chi hội Nhà báo Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh-thông tin: Đài đã duy trì tổ chức sản xuất, phát sóng định kỳ các chuyên mục như: “Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống”, “Dân hỏi, cơ quan nhà nước trả lời”, “Chuyện buôn làng”, “Người tốt-việc tốt”, “Phòng-chống tham nhũng, lãng phí”… góp phần xây dựng tỉnh Gia Lai phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc, phấn đấu đến năm 2030 trở thành vùng động lực khu vực Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Huỳnh Kiên phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Đức Thụy

Tổng Biên tập Báo Gia Lai, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Huỳnh Kiên phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Đức Thụy

Bên cạnh đó, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh cũng đã xây dựng các tuyến tin bài phân tích chuyên sâu, đa chiều, tổng kết thực tiễn, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương có những đánh giá chính xác việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các chính sách lớn như: “Khi đất đợi nước, lúc nước đợi đất”, “Chuyện thoát nghèo”, “Thảm họa hồ tiêu”, “Nghị quyết 10 phút”, “Xuống núi”, “Gió độc”, “Không nhanh sẽ muộn”, “Chiều con, mất con”, “Người Bahnar làm du lịch cộng đồng”...

Góp sức không nhỏ trong tiến trình phát triển của địa phương còn có đội ngũ phóng viên thường trú. Nhà báo Trần Hiếu-phóng viên Báo Thanh Niên, Thư ký Chi hội các báo thường trú tại Gia Lai-thông tin: Tác phẩm báo chí của các phóng viên thường trú luôn mang đậm hơi thở cuộc sống, đặc biệt là tin bài phản ánh từ cơ sở. Ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh tỉnh nhà, các phóng viên thường trú còn xây dựng nhiều tuyến tin bài mang tính xây dựng, đề xuất những ý kiến, kiến nghị tâm huyết liên quan đến các vấn đề được độc giả quan tâm như: tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, nâng cấp quốc lộ 19, xây dựng nông thôn mới, khởi nghiệp…

“TIẾP TỤC THỰC HIỆN TỐT SỨ MỆNH CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG”

Những đóng góp to lớn của các chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng-văn hóa đã được các đồng chí lãnh đạo tỉnh ghi nhận và đánh giá cao. Chiều 20-6, tại buổi tọa đàm kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao Giải Báo chí tỉnh lần thứ XII-2023, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long nhận định: Báo chí có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện phương thức lãnh đạo của Đảng, kết nối giữa các cấp chính quyền với Nhân dân, lan tỏa, truyền cảm hứng, tạo động lực với phương châm “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” để góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Các nhà báo là chiến sĩ với ngòi bút, trí tuệ sắc bén đã truyền tải chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người dân một cách chính xác, kịp thời và hiệu quả.

Phóng viên Báo Gia Lai tác nghiệp bên lề Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: Phương Vi

Phóng viên Báo Gia Lai tác nghiệp bên lề Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: Phương Vi

“Trong thời gian vừa qua, đội ngũ phóng viên báo chí của địa phương, các văn phòng đại diện báo, đài của Trung ương và ngành đứng chân trên địa bàn tỉnh đã và đang làm rất tốt vai trò đó. Tôi thật sự cảm phục về trí tuệ, tinh thần làm việc của các nhà báo, của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trong mỗi tác phẩm đều thể hiện niềm tin với Đảng, với Nhà nước và sự say mê nghề nghiệp, khát vọng cống hiến xây dựng đất nước, phụng sự Nhân dân”-Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long đánh giá.

Tại buổi gặp mặt đại diện trí thức, văn nghệ sĩ và người làm báo nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn cũng gửi gắm kỳ vọng vào đội ngũ người làm báo. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh: Các nhà báo, phóng viên cần tiếp tục nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân, tập trung thực hiện tốt sứ mệnh của báo chí cách mạng trong thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước, địa phương. Cần chú trọng hơn nữa tuyên truyền mặt tốt, mặt tích cực, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến, nhân rộng các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để lan tỏa những giá trị tốt đẹp, tạo niềm tin, sự phấn khởi, lạc quan trong xã hội, tạo động lực tinh thần thúc đẩy công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.

“Trong giai đoạn hiện nay, với tác động của nhiều luồng thông tin, đặc biệt là trên môi trường internet, mạng xã hội, trong đó có không ít tin giả, tin sai sự thật, thậm chí tin mang dụng ý xuyên tạc, chống phá, tôi mong rằng đội ngũ phóng viên, nhà báo cần phát huy hơn nữa trách nhiệm của bản thân mình với xã hội; chân chính, trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật (…), nói viết, bình luận trên cơ sở vì sự ổn định, phát triển và vì lợi ích chung của địa phương, của đất nước”-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn đề nghị.

Nhà báo ĐOÀN NGỌC BÌNH (Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh): Với gần 18 năm làm nghề, tôi đã gặt hái được một số giải thưởng. Mỗi giải thưởng đều là niềm vinh dự, tự hào và là động lực để tôi nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp lại sự tin yêu của khán-thính giả. Đó là cơ hội để tôi học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Tôi cảm thấy may mắn khi được gắn bó với nghề báo, tuy vất vả song đã giúp tôi trưởng thành như ngày hôm nay. Đặc biệt, qua mỗi tác phẩm báo chí, nhiều hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ kịp thời; những vấn đề tồn tại, hạn chế được phản ánh đến các cấp, các ngành và đã được ghi nhận, giải quyết thấu đáo. Điều đó giúp bản thân tôi có thêm động lực để tiếp tục nỗ lực, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhà báo TRẦN THỊ HỒNG THI (Báo Gia Lai): Dưới mái nhà chung của Báo Gia Lai, tôi được Ban Biên tập và lãnh đạo phòng tạo điều kiện để học tập, rèn luyện, trau dồi kỹ năng nghiệp vụ. Những phóng viên trẻ như chúng tôi luôn được khuyến khích tác nghiệp ở cơ sở, góp tiếng nói của báo chí trong công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội nơi vùng khó. Đó là cơ hội tốt để chúng tôi rèn luyện, thử thách bản thân và ngày một trưởng thành hơn.

Nghề báo tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là với phái nữ, nhưng đổi lại những nơi tôi đến tình người và sự yêu thương luôn dào dạt, đong đầy. Những dòng tin nhắn phản hồi, động viên của nhân vật khi bài viết được đăng tải và cả những nụ cười chào đón khi tôi quay trở lại nơi đã từng công tác…chính là hạnh phúc khi làm nghề.

Nhà báo HOÀNG TUẤN ANH (Báo Nông nghiệp Việt Nam): 20 năm gắn bó với nghề báo, tôi đúc kết được kinh nghiệm trong 2 chữ “nghiêm túc”. Nghiêm túc làm nghề và nghiêm túc với “đứa con tinh thần”. Cùng với đó, mỗi nhà báo phải có đủ bản lĩnh và nhanh nhạy để viết đúng và trúng trọng tâm vấn đề mà độc giả quan tâm.

Phụ trách tuyên truyền lĩnh vực nông nghiệp ở 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, tôi thường xuyên bám sát địa phương, đơn vị để phát hiện những mô hình hay cũng như thấy được những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện các chính sách. Một số bài viết của tôi đã nhận được phản hồi tích cực của chính quyền địa phương và người dân ngay sau khi đăng tải. Đó là niềm vui lớn nhất của người làm báo như tôi.

PHAN LÀI (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.