'Bánh vẽ' sâm Ngọc Linh: Bài 2 - Những nghi vấn từ dự án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không chỉ mắc sai phạm liên quan đến rừng, đất rừng, thông qua Dự án nông trại hữu cơ Tuyết Sơn Kon Plông (Kon Tum), Công ty Cổ phần tập đoàn Mỹ Hạnh (Công ty MHG) liên tục giới thiệu, mời gọi các nhà đầu tư cùng tham gia thực hiện dự án trồng sâm Ngọc Linh.

Huy động vốn từ “bánh vẽ” sâm Ngọc Linh

Trụ sở Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh tại 39 Nguyễn Quốc Trị, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thắng/TTXVN

Trụ sở Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh tại 39 Nguyễn Quốc Trị, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Thắng/TTXVN

Để thuyết phục nhà đầu tư, Công ty MHG không ngừng xây dựng hình ảnh đẹp của các vườn sâm Ngọc Linh ở cả Quảng Nam và Kon Tum, là hai địa phương có chỉ dẫn địa lý về sâm Ngọc Linh.

Cụ thể, Dự án Nông trại hữu cơ Tuyết Sơn Kon Plông của Hợp tác xã Tuyết Sơn Kon Plông có mục tiêu bảo tồn, phát triển dược liệu như sâm dây, đẳng sâm; bảo tồn một số dược liệu tự nhiên như cốt toái, lan kim tuyến, chè dây, giảo cổ lam. Riêng sâm Ngọc Linh hoàn toàn không có trồng. Vậy nhưng, Công ty lấy dự án này để thuyết phục nhà đầu tư về tiềm năng phát triển sâm Ngọc Linh.

Công ty MHG chưa trồng sâm Ngọc Linh nhưng trên trang website của mình, Công ty giới thiệu: Nghiên cứu, trồng sâm Ngọc Linh, sản xuất, phân phối sản phẩm sâm Ngọc Linh… là chiến lược mũi nhọn của doanh nghiệp. Công ty mang trong mình sứ mệnh bảo tồn giá trị quý báu của loại dược liệu quý này; đồng thời mang sâm Ngọc Linh đến gần hơn với người Việt Nam và trên thế giới…

Báo cáo thành tích tại Cuộc gặp mặt nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2021, bà Phạm Mỹ Hạnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty MHG từng quảng bá: “Vượt qua mọi khó khăn từ ngày đầu thành lập, bước đầu công ty liên kết với các hộ có quy mô nhỏ lẻ trồng sâm Ngọc Linh tại Kon Tum, Quảng Nam. Đến nay, Công ty Cổ phần tập đoàn Mỹ Hạnh đã phát triển vùng nguyên liệu trên 100ha tại Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), 60ha tại núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam”.

Ông Nguyễn Văn Nam, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum lại khẳng định: Đối với Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn, qua thanh tra, kiểm tra và xác minh của các cơ quan chức năng, tôi khẳng định trong khu vực dự án không có cây dược liệu là cây sâm Ngọc Linh. Ngoài ra, đặc điểm phân bổ và quy hoạch vùng cũng như đặc điểm sinh thái, khu vực trồng của Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông không thể đầu tư phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Ông Đặng Quang Hà, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông khẳng định: “Huyện không cấp chủ trương trồng sâm Ngọc Linh cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh hay Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông. Kon Plông không nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý và không nằm trong vùng quy hoạch phát triển sâm Ngọc Linh. Huyện có nhiều dự án đầu tư về nông nghiệp, dược liệu, nhưng chưa có dự án đầu tư nào được cấp chủ trương trồng sâm Ngọc Linh”.

Công an vào cuộc xác minh

Mua lại dự án Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông từ năm 2019, ngay lập tức Công ty MHG đã đi tìm đối tác, liên tục tung các hình ảnh, clip, bằng khen về thành tích... để kêu gọi nhà đầu tư góp vốn thực hiện dự án với “bánh vẽ” trồng sâm Ngọc Linh. Một số doanh nghiệp tại Kon Tum đã được bà Phạm Mỹ Hạnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty MHG đặt vấn đề hợp tác đầu tư. Bà Nguyễn Thị Duyên, Giám đốc Công ty sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum cho biết: “Họ nói mình hợp tác chỉ ngồi chơi thôi, họ sẽ kêu gọi vốn đầu tư vào. Tuy nhiên, kêu gọi vốn phải trả lãi, mình thấy không an toàn. Họ nói mình có thể mua cổ phần, chỉ gửi các sản phẩm cho họ bán”.

Trước những dấu hiệu trên, cơ quan chức năng đã phải vào cuộc xác minh vụ việc. Cuối tháng 6/2023, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã có văn bản số 1959/CACG-CSKT gửi Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông, để tiến hành xác minh, thu thập tài liệu liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh. Qua công tác nắm tình hình, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh thường xuyên quảng cáo, giới thiệu với nhà đầu tư, khách hàng về hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm liên quan đến sâm Ngọc Linh.

Để phục vụ công tác nắm tình hình, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong hoạt động của công ty, Công an quận Cầu Giấy đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến thủ tục pháp lý, hoạt động trồng, sản xuất các sản phẩm sâm Ngọc Linh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh, của Hợp tác xã nông nghiệp Tuyết Sơn Kon Plông do bà Phạm Mỹ Hạnh là người đại diện theo pháp luật của Hợp tác xã.

Có thể bạn quan tâm

Giữ vị chè Truồi

Giữ vị chè Truồi

Làng Truồi (đoạn thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, thành phố Huế), bát nước chè trong veo chứa đựng từng giọt tinh túy của đất trời. Không để hương vị đặc trưng của chè Truồi bị lãng quên, các nông hộ nơi đây đang mở ra hướng đi đột phá cho loại đặc sản này.

Tái chế đến tái sinh

Tái chế đến tái sinh

Tại một xưởng nhỏ nằm sâu trong vùng ngoại ô Bình Định, tiếng nói cười rộn ràng luôn tràn ngập giữa không gian xanh mát của cây trái tạo nên một không khí đầy sức sống.

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Ánh sáng về làng Canh Tiến

Suốt nhiều năm chìm trong bóng tối của cách trở và thiếu thốn, làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) từng là một trong những "vùng trắng" điện lưới hiếm hoi còn sót lại ở Bình Định.

Ngược dòng Thác Ma

Ngược dòng Thác Ma

Sông Thác Ma, tên gọi dân dã của một nhánh nhỏ hợp lưu với sông Ô Lâu, bắt nguồn từ vùng rừng phía Tây huyện Hải Lăng (Quảng Trị), xuôi qua các làng Khe Mương, Trầm, Tân Điền, Cồn Tàu - xã Hải Sơn, rồi đổ về Hải Chánh, hòa vào sông lớn.

Ra Biển Đông săn những đường bay

Ra Biển Đông săn những đường bay

Giữa mênh mông Biển Đông, đường bay của cá chuồn vút lên thành vũ điệu, cú phóng mình của cá heo tinh nghịch đáng yêu, đàn ó sà xuống chớp nhoáng, thót tim... Mỗi đường bay là chuyển động của sự sống, bản năng sinh tồn nhưng cũng mang vẻ đẹp tuyệt mỹ của tự nhiên.

Chuyện xóa nhà tạm ở vùng cao: Mệnh lệnh từ trái tim

Chuyện xóa nhà tạm ở vùng cao: Mệnh lệnh từ trái tim

Từ mệnh lệnh trái tim, những người lính Biên phòng Sơn La đã “cùng ăn, cùng ở” giúp người dân nghèo biên giới xóa nhà tạm, nhà dột nát. Việc làm của cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng dân, tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới.