Bâng khuâng một thuở học trò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đời người như một dòng sông. Mỗi khúc sông dù êm đềm hay gập ghềnh, trắc trở đều lưu lại những dấu ấn khó quên làm nên vẻ đẹp riêng có. Và trong những khúc sông cuộc đời, mấy ai dễ quên đi một thời đèn sách, một thuở học trò với bao kỷ niệm trường lớp.
Từ cái ngày bước chân vào lớp 1, dù đã xa tít tắp mà vẫn đáng yêu đáng nhớ vô cùng! Nhớ buổi đầu tiên đi học, mẹ dắt ta bước trên con đường làng ngập nắng vàng. Hai bên đường, những bông xuyến chi trắng tinh khôi rung rinh trong gió như vẫy gọi. Mẹ bảo ở trường có nhiều thầy cô, bạn bè, lại được học nhiều điều hay, sẽ vui lắm! Vậy mà khi thấy dáng mẹ khuất ngoài cánh cổng trường đang từ từ khép lại, nước mắt ta bỗng cứ thế nhạt nhòa!
 Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Yêu sao cái tuổi ăn tuổi học còn hồn nhiên, vô tư biết mấy! Dù biết cảnh nhà còn khó khăn, ba mẹ còn phải cực nhọc nhưng cũng chưa bao giờ để cho ta phải lo chuyện cơm áo gạo tiền. Ta dường như được “bao cấp” để chuyên tâm chuyện học hành. Và trong tiếng trống trường vang vang có cả tiếng cười của tuổi học trò vô tư, tinh nghịch. Nắng sân trường cũng trở nên tươi vui hơn bởi tiếng nói cười trong trẻo, rộn rã của lũ học trò như bầy ong vỡ tổ túa ra mỗi khi tan lớp. Cái tuổi chia từng cái kẹo, viên phấn, viết chung một mẩu bút chì đã ngắn cũn, nghĩ lại thấy ngộ nghĩnh, đáng yêu vô cùng.
Thuở học trò, ta như con thuyền chở đầy mộng mơ, như cánh diều vươn theo những ước mơ bất tận. Bắt đầu là những giấc mơ như trong truyện cổ tích. Ta thấy mình là dũng sĩ, ông tiên… phiêu du trong những khu rừng kỳ diệu. Lớn lên một chút, nếu cảm phục trước một tấm gương nào đó, ta đã không ngần ngại nghĩ ngay, nói ngay hình ảnh của mình trong tương lai. Nào là mình sẽ trở thành bác sĩ, kỹ sư, ca sĩ, doanh nhân… Bao nhiêu chông gai phía trước hay những mảng khuất lấp sau ánh hào quang, ta nào đã nghĩ tới.
Thuở học trò, hằn sâu trong nỗi nhớ là tình yêu đầu đời. Ai lớn lên trong đời lại chẳng một lần yêu. Nhưng “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên” (Thế Lữ). Nhớ một tà áo trắng thoáng bay giữa sân trường. Nhớ hàng tóc mai, điệu cười, ánh mắt trong ngần bên hàng phượng vĩ... Chỉ mới là thích thôi mà ta cứ mãi lẽo đẽo theo sau một bóng hình ai đó. Chỉ là cái chạm tay nhau thôi mà thương nhớ cả đời.
Thuở học trò, ý nghĩa nhất vẫn là tình thầy cô, bạn bè, những kỷ niệm trường lớp. Thầy cô dù có nghiêm khắc thế nào vẫn ăm ắp tình yêu thương với ta và luôn mong ta trưởng thành. Bạn bè trong lớp dù có lúc hờn giận đến chẳng thèm nhìn mặt nhau, vậy mà chỉ mấy ngày không gặp thôi đã buồn nhớ diết da. Những ngày rủ nhau tới nhà bạn chơi, những buổi liên hoan cuối năm, những lần chia tay cuối cấp… nhìn đâu đâu cũng thấy những kỷ niệm yêu thương khắc sâu vào miền nhớ.
Từ những nét chữ ê a ban đầu, ta biết đọc biết viết, biết đến chân trời tri thức rộng mở. Thương ba mẹ, nghĩ về tương lai, đã bao đêm ta làm bạn với đèn sách. Nhớ nhất là những lần thi cuối kỳ, cuối cấp, ta học quên cả ăn. Có khi ngủ thiếp luôn trên bàn học lúc nào chẳng biết. Và rồi đổi lấy là những nấc thang tri thức, học vị ta đã lần lượt chinh phục; đổi lấy tương lai rộng mở cùng với niềm tự hào của bản thân, gia đình, thầy cô.
Mỗi khi nghĩ về tuổi học trò, về Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam (9-1), ta lại nhớ đến lời dạy, cũng là lời mong mỏi của Bác: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Có một thuở học trò đẹp và ý nghĩa như thế! Một thuở để nhớ, để yêu…
XANH NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.