Bài 2: Khi bộ đội làm nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Binh đoàn 15-với chức năng là một đơn vị kinh tế-quốc phòng, được giao nhiệm vụ chính trị là phát triển kinh tế-xã hội gắn với quốc phòng-an ninh, xây dựng dân cư xã hội trên các địa bàn chiến lược. Hiện tại, các đơn vị thuộc Binh đoàn đã có mặt tại 220 thôn, làng thuộc 33 xã, phường, thị trấn của 12 huyện thuộc các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Quảng Bình, Bình Định, Attapeu (Lào) và Rattanakiri (Campuchia).

Xanh đất Tây Nguyên

Tính đến thời điểm này, Binh đoàn 15 đã đầu tư trồng trên 35.000 ha cao su, gần 1.000 ha cà phê, 90 ha lúa nước. Với nhiệm vụ đặc thù của đơn vị nên tại các tỉnh Tây Nguyên, hầu hết diện tích cây trồng của Binh đoàn đều nằm dọc các tuyến vành đai biên giới. Cũng tại đây, Binh đoàn 15 đã triển khai xây dựng nhiều công trình, dự án kinh tế cũng như đảm bảo quốc phòng-an ninh trên hầu hết các tuyến biên giới trên địa bàn Tây Nguyên.

 

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang- Tư lệnh Binh đoàn, cho biết: “Người lính của Binh đoàn 15 luôn phải biết làm thế nào để đời sống của nhân dân trong các vùng dự án của mình luôn được cải thiện, ngày một nâng cao hơn”. Theo đó mà hàng loạt các chủ trương thiết thực luôn được triển khai đồng bộ ở đây như: Binh đoàn gắn với tỉnh, huyện; Công ty gắn với huyện, xã; Đội sản xuất gắn với thôn, làng; hộ công nhân người Kinh gắn kết, giúp đỡ hộ công nhân đồng bào dân tộc thiểu số… Đến nay, các Công ty thuộc Binh đoàn đã tổ chức kết nghĩa với 33 xã, các Đội sản xuất gắn kết với 220 thôn, làng và hơn 8.400 hộ người Kinh và hộ đồng bào dân tộc thiểu số gắn kết với nhau.

Sau 27 năm kể từ ngày thành lập, biết bao thế hệ cán bộ chiến sĩ, công nhân-lao động của Binh đoàn đã cống hiến tuổi xanh, kể cả mồ hôi và máu của mình để cho đất bazan Tây Nguyên thêm thắm đỏ, để cho Tây Nguyên thêm xanh. Đi dọc các tuyến biên giới của Tây Nguyên hôm nay, từ cao nguyên Chư Mom Ray ở cực Bắc Tây Nguyên, đến các vùng biên giới giáp biên với nước bạn Campuchia như Ia Grai, Đức Cơ… đến đâu cũng ngút ngàn màu xanh của cao su, cà phê, hồ tiêu, lúa nước… Cùng với đó là hàng loạt các công trình phúc lợi dân sinh đã về đến với đồng bào ở tận các buôn làng xa xôi. Trong cái màu xanh ấy là thấp thoáng màu xanh áo lính của các chiến sĩ thuộc Binh đoàn 15.

Vững miền biên giới

Nhìn nhận một cách công bằng rằng: Từ việc tham gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn, mà cụ thể là sự góp sức của Binh đoàn 15 mà đến nay, bộ mặt nông thôn vùng sâu của các tỉnh Tây Nguyên đổi thay rõ rệt.

Một trong những thành công trong nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới ở Tây Nguyên của Binh đoàn 15, đó là có trên 20.000 lao động, hàng vạn nhân khẩu được bố trí trên 10 cụm với hàng trăm điểm dân cư dọc tuyến biên giới, được hưởng lợi từ những dự án phát triển kinh tế-xã hội của Binh đoàn. Trong số đó, có trên 4.000 hộ với hơn 6.000 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số có việc làm ổn định, có thu nhập trên 7 triệu đồng/người/tháng.


Thực hiện mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng dự án, các công trình vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ dân sinh đã được chú trọng đầu tư như hệ thống hồ đập chứa nước, nhà máy thủy điện, nhà rông văn hóa… Binh đoàn đã cùng với địa phương xây dựng hệ thống lưới điện cao thế, trạm biến áp đến các buôn làng; sửa chữa hơn 1.000 km đường giao thông liên thôn, liên xã; xây dựng 1 trường trung cấp nghề, 8 trường tiểu học và THCS với 93 phòng học, 10 trường mầm non với 130 điểm trường, nuôi dạy hơn 5.000 cháu…

Mục tiêu hướng đến của Binh đoàn 15 là mỗi Công ty, đơn vị phải giúp từ 1 đến 2 xã trên địa bàn đóng quân xây dựng nông thôn mới, mỗi xã có 1 đến 2 công trình có giá trị và hiệu quả thiết thực, cùng hàng loạt các mục tiêu cụ thể khác mà mục đích cuối cùng, đó là góp sức đưa nông thôn vùng sâu Tây Nguyên ngày một khởi sắc, đồng bào vùng sâu Tây Nguyên ngày có một cuộc sống ấm no hơn, xích gần với miền xuôi hơn, giữ vững thế trận quốc phòng-an ninh nơi miền biên viễn này. Điều này, từ khi chưa triển khai chương trình, chưa có tên gọi “Chương trình nông thôn mới”, Binh đoàn 15 cũng đã làm và mang lại những hiệu quả thiết thực.

Trần Đăng Lâm

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.