Bác sĩ Trương Hữu Khanh: "Nhừ người" khi mắc Omicron - vì sao, có nguy hiểm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bối cảnh biến chủng Omicron lây lan nhanh, có một số triệu chứng khiến nhiều bệnh nhân Covid-19 lo lắng nhưng thật ra, tình trạng này cũng bình thường và không gây hại cho cơ thể.

Rất nhiều người than mệt mỏi, "nhừ người" khi mắc Covid-19 trong bối cảnh Omicron đang lây lan nhanh. Có người mấy ngày đầu bình thường nhưng sau đó mệt mỏi. Triệu chứng này kéo dài khoảng 3 ngày, song nếu người mắc vẫn ăn ngon miệng, đo SPO2 vẫn bình thường thì không sao cả, chắc chắn nó sẽ hết.

Tình trạng mệt mỏi, "nhừ người" còn liên quan đến việc cơ thể bị cạn kiệt năng lượng - điều mà ai từng bị sốt siêu vi cũng cảm nhận được. Với một siêu vi mới như SARS-CoV-2 thì cơ thể lại càng tốn nhiều năng lượng. Năng lượng ấy là để tạo ra kháng thể giúp người mắc Covid-19 khỏi bệnh và bảo vệ họ không tái nhiễm trong một thời gian.

Vì vậy, tôi mới khuyên mọi người tẩm bổ khi mắc Covid-19 và ngay cả thời gian sau đó. Mất nhiều năng lượng thì phải ăn nhiều vào. Không nhất thiết phải uống thuốc bổ mà cần ăn nhiều hơn, ăn đa dạng, bổ dưỡng để đủ chất, đủ năng lượng bổ sung phần thiếu hụt đó là được.

Hết bệnh thì cơ thể cũng đòi hỏi phải ngủ đủ để phục hồi, chưa kể có khi vì lúc bệnh khó chịu, stress nên mất ngủ. Vì thế, buồn ngủ thì cứ ngủ. Cứ ngủ đủ, ăn đủ sẽ khỏe.

Không chỉ Covid-19 mà các bệnh nhiễm siêu vi khác cũng vậy, không nên coi thường chuyện tẩm bổ và cần ngủ đủ sau khi khỏi. Không bù được năng lượng thì có khi mệt hàng tuần, thậm chí hàng tháng, rồi tưởng "hậu Covid-19". Thật ra, đó là do không tẩm bổ đủ nên mất sức.

Một số người gặp tình trạng sốt mà có vẻ lạnh run. Tình trạng này sẽ hết sau khi uống thuốc hạ sốt và uống nước ấm. Ớn lạnh là do sốt - tình trạng cũng xảy ra ở nhiều bệnh siêu vi khác.

Sau đó, có người đo thân nhiệt thấy cơ thể chỉ còn hơn 35 độ. Điều này cũng bình thường, cứ uống nước ấm rồi sẽ hết. Điều đó cũng thường xảy ra khi người đã khỏe, hết sốt.

Một số người thì vã mồ hôi nhiều, ướt đẫm áo. Đó cũng là triệu chứng vô hại. Chỉ cần uống bù nước thường xuyên là sẽ hết mệt mỏi. Bởi lẽ, vã mồ hôi thì mất nước, không bù nước thì mệt do thiếu hụt nước chứ không phải do ra nhiều mồ hôi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1)

(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?