Bác sĩ Canada nghĩ ra cách tăng gấp đôi khả năng cứu sống bệnh nhân Covid-19 phải thở máy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nếu đó là giải pháp cuối cùng, tôi sẽ dùng đến nó, bác sĩ gây mê người Canada, Alain Gauthier, nói.
Theo CBC.ca, một bác sĩ ở phía đông Ontario, Canada, đã nghĩ ra cách tăng gấp đôi máy thở ở bệnh viện nhỏ nơi mình công tác để đề phòng trường hợp hệ thống y tế quá tải vì dịch Covid-19.
Bác gây mê Alain Gauthier, người có bằng tiến sĩ về cơ học hô hấp và hiện làm việc tại Perth, đã nghĩ ra cách này sau khi xem một video trên YouTube.
Về cơ bản, máy thở được chia làm 2 ống ở cả đầu ra vào đầu vào, sử dụng cho hai bệnh nhân. Các bác sĩ chỉ cần tăng gấp đôi công suất hoạt động của máy.
Sau 10 phút cùng việc nối thêm ống thở, Gauthier đã có thể đáp ứng gấp đôi số bệnh nhân cần đến máy thở tại bệnh viện.
 
Bác sĩ người Canada Alain Gauthier.
Nhưng để dùng chung được máy thở, hai bệnh nhân cần có kích thước phổi tương đồng. Nếu một bệnh nhân không dùng được phương pháp này, các bác sĩ cần có điều chỉnh.
Không phải là hoàn hảo, Gauthier nói: “Nếu đó là giải pháp cuối cùng, tôi sẽ dùng đến nó”.
Gauthier nói cư dân ở Perth và cả bệnh viện nơi mình làm việc có nguy cơ bị dịch Covid-19 đe dọa. Nhiều người trong khu vực có 60.000 người này ở độ tuổi cao, có tiền sử mắc bệnh nền như tiểu đường và bệnh phổi mãn tính.
Bệnh viện nơi bác sĩ Gauthier công tác mới tiếp nhận 4 máy thở mới và giữ lại 4 máy cũ để đề phòng nếu có trục trặc.
 
Với phương pháp mới, mỗi máy thở sẽ sử dụng đồng thời được cho hai bệnh nhân.
Gauthier nói mục đích của việc có thể tăng gấp đôi bệnh nhân thở máy là vì lý do nhân đạo, khi ông chứng kiến cảnh các đồng nghiệp Italia phải đưa ra lựa chọn khó khăn.
Bác sĩ Canada nói ông và các đồng nghiệp trong bệnh viện đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất khi Covid-19 lây lan tới khu vực. “Chúng tôi lo lắng, luôn sẵn sàng ở mức tối đa”, Gauthier nói.
Canada hiện ghi nhận 1.331 ca nhiễm Covid-19 và 19 ca tử vong. Quốc gia này đã đóng cửa biên giới đối với người nước ngoài, hạn chế người đi lại đường biên giới với Mỹ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo chính phủ đang làm hết sức để thu xếp đưa công dân về nước nếu họ có yêu cầu.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.

Đăng Nguyễn - CBC.ca (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.