Bà Nà - mơ và thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bước chân đến Bà Nà, ngỡ đi vào cõi mơ. Mà mơ thật bởi chỉ một thập kỷ trước, nơi ấy còn hoang vu, vậy mà giờ đây dập dìu du khách cùng ngàn hoa khoe nàng công chúa út ngủ quên...
Bà Nà 10 năm trước chìm trong hoang hoải. Du khách ngại lên vì có gì đâu mà đến, ngoài con đường hoang phế từ thời Pháp để lại, vài căn biệt thự cổ rêu phong cô tịch. Hơn 15 cây số từ dưới chân núi lên đỉnh là những khúc cua tay áo; bên là núi, bên là vực, nguy hiểm khôn lường.
Cầu Vàng - một trong 10 cây cầu có thiết kế “độc”, lạ nhất thế giới
Cầu Vàng - một trong 10 cây cầu có thiết kế “độc”, lạ nhất thế giới
Trước đó, trong nỗ lực đánh thức Bà Nà, Đà Nẵng mời gọi các nhà đầu tư. Những nhà nghỉ, khách sạn mọc lên; rồi bưu điện, bãi xe cũng được xây dựng; đèn điện cũng bắt đầu thắp sáng núi rừng. Bà Nà rục rịch vui trở lại. Nhưng thời đó, "mặc dù đã cố gắng đến đâu lượng khách đến Bà Nà cả năm cũng chỉ đạt mốc 20.000 lượt bởi vì con đường quanh co khiến họ lo sợ. Vào mùa đông hầu như chỉ có nhân viên canh giữ" - bà Dương Thị Thơ, một người từng làm du lịch lâu năm ở Đà Nẵng, nhớ lại.
 Toàn cảnh Bà Nà Hills nhìn từ trên cao
Toàn cảnh Bà Nà Hills nhìn từ trên cao
Nhưng Bà Nà đẹp, đẹp đến ám ảnh. Trên đỉnh núi mờ sương cao gần 1.500 m so với mặt nước biển ấy, một ngày có đến bốn mùa. Đêm trên đỉnh Bà Nà mùa trăng, tưởng như có thể với tay là hái được chị Hằng. Rồi bình minh, hay hoàng hôn, bất cứ khoảnh khắc nào, Bà Nà cũng mê hoặc lòng người bằng vẻ đẹp không giống với đời thực. Và khi đó, người Đà Nẵng gọi Bà Nà là nàng công chúa út đang chìm trong giấc ngủ dài, chờ hoàng tử đến đánh thức bằng một nụ hôn.
Năm 2009, tuyến cáp treo đầu tiên lên đỉnh Bà Nà của Tập đoàn Sun Group đi vào hoạt động, nàng công chúa xinh đẹp đã từ từ tỉnh giấc. Rồi tuyến cáp số 2, số 3… và những lâu đài Pháp cổ kính mọc lên, những vườn hoa được kỳ công chăm tạo, Bà Nà cứ thế mỗi ngày lại thay da đổi thịt.
Từ một đỉnh núi hoang vu, đâu đó vài tàn tích để lại từ thời Pháp và lác đác mấy khách sạn im lìm trong sương mù, giờ đây Bà Nà hoành tráng và hấp dẫn đến độ khách đến Đà Nẵng là phải đến Bà Nà, mà đã đến Bà Nà rồi thì hẳn sẽ muốn quay trở lại.
Người ta nói về Bà Nà với một sự ngưỡng mộ, rằng Bà Nà xứng đáng "đường lên tiên cảnh", đẹp như "Paris thu nhỏ", sinh động và cổ tích như "Disneyland của Việt Nam". Người già đến Bà Nà để biết du lịch Việt giờ phát triển tới tầm đẳng cấp quốc tế rồi. Người trẻ đến Bà Nà để nghỉ dưỡng hay check-in giữa không gian kiến trúc đẹp như kiệt tác. Trẻ con thì đến Bà Nà để vui chơi bất tận trong những khu vui chơi giải trí đỉnh cao thế giới, để gặp những công chúa hoàng tử trong cổ tích dạo chơi giữa đời thực. Và du khách quốc tế thì nhất định phải đến Bà Nà để mục sở thị "một trong 10 cây cầu có thiết kế "độc", lạ nhất thế giới": Cầu Vàng.
Với các tín đồ ẩm thực, đến Bà Nà là để thưởng ngoạn Oktoberfest ở Beer Plaza, tận hưởng bia Đức đúng điệu, nhắm vang hảo hạng tại hầm Debay hay lang thang thưởng thức các món nướng do đầu bếp Nga chế biến ở Kavkaz, xem đầu bếp người Ý trổ tài làm Pizza ở Brasserie… 20 nhà hàng trong khu du lịch này đủ để cho phép thực khách du ngoạn vòng quanh các châu lục qua những món ăn ngon. 
 
Chỉ mới là khởi đầu!
"Một thập kỷ, đó mới chỉ là khởi đầu cho Bà Nà Hills" - ông Dương Thế Bằng, Chủ tịch Sun Group khu vực miền Trung, khẳng định; đồng thời chia sẻ sắp tới đây, Bà Nà Hills sẽ còn đem đến nhiều bất ngờ mới cho du khách với những show diễn carnival được đầu tư hoành tráng, với hệ thống chiếu sáng cho toàn khu du lịch. "Du khách sẽ thấy một tổ hợp Bà Nà về đêm cực kỳ sống động, hứa hẹn là điểm đến đặc biệt hấp dẫn khi đêm về tại Đà Nẵng" - ông Bằng nói.
Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Điểm hẹn xanh An Toàn

Điểm hẹn xanh An Toàn

An Toàn là một xã vùng cao của An Lão - huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bình Định, vùng đất còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, trong lành, điểm đến lý tưởng cho những ai muốn được chữa lành giữa thiên nhiên xanh tươi, thế giới tự nhiên hài hòa.

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Những ngày qua, từ khóa được nhắc tới nhiều nhất tại TP.HCM có lẽ là "lễ diễu binh, diễu hành 30.4". Hình ảnh từng khối diễu binh khổ luyện và buổi hợp luyện đầu tiên lần lượt được chia sẻ khắp các nền tảng, khiến người người, nhà nhà càng thêm háo hức, cấp tập đi "săn" chỗ đón sự kiện lịch sử.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

'Nóng' với du lịch dịp lễ 30-4 và 1-5

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày, tạo cơ hội cho nhiều gia đình lên lịch vui chơi. Đặc biệt, tour nội địa có xu hướng dịch chuyển ngược, khi lượng khách đổ về TPHCM khá đông nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.

Độc đáo ruộng bậc thang ở xã Dun

E-magazineĐộc đáo ruộng bậc thang ở xã Dun

(GLO)- Ở xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), những thửa ruộng bậc thang không chỉ là kết quả của quá trình lao động miệt mài mà còn thể hiện sự sáng tạo và khả năng thích nghi của người Jrai với thiên nhiên.