(GLO)- Trong 10 năm đảm nhận vai trò Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Anh Hùng Núp (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), cô Khương Thị Ngọc Ánh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa để gắn kết học sinh và trang bị kiến thức, kỹ năng để các em trưởng thành hơn.
Đặc công nước của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có Lữ đoàn Đặc công nước 5 thuộc Binh chủng Đặc công và Lữ đoàn Đặc công hải quân 126 thuộc Quân chủng Hải quân, và một số đơn vị thuộc các quân khu, quân đoàn…
LTS: Thượng tướng Võ Tiến Trung, người con của mảnh đất Quảng Nam anh hùng đã có cuộc đời binh nghiệp trải dài hơn nửa thế kỷ với nhiều câu chuyện nhuốm màu huyền thoại.
Công trình bia tưởng niệm 5 liệt sĩ hy sinh vì nhiệm vụ cắm mốc biên giới Việt - Lào là công trình lịch sử, văn hóa tâm linh, giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
(GLO)- Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã tổ chức tưởng niệm nữ anh hùng Raymonde Dien - người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam và tổ chức toạ đàm nhân 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Ở thôn Mỏ Thổ (xã Minh Đức, H.Việt Yên, Bắc Giang), ai cũng biết gia đình anh hùng - liệt sĩ Nguyễn Vũ Tráng. Thế nhưng ở đơn vị nơi ông từng chiến đấu, hy sinh, nhiều người lại không rõ về gia đình, thân nhân liệt sĩ sống ra sao. Và chúng tôi đã lần tìm theo địa chỉ cũ...
Chúng tôi có may mắn vài lần gặp ông, đi với ông, nên những câu chuyện về ông đều là chuyện ít người biết. Những ngày đầu tháng 2.2024 này, ở tuổi 65 ông vẫn mạnh khỏe cường tráng và lái xe hơi chạy khắp nơi, làm việc thiện.
(GLO)- Bệnh viện Quân y 211 tiền thân là Bệnh viện 84 được thành lập ngày 31-12-1965 theo Quyết định số 2241 của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là thu dung điều trị thương-bệnh binh của chiến trường B3 (Tây Nguyên), hạ Lào và Đường dây 559.
(GLO)- Sáng 30-1, tại thôn An Bình (xã Cửu An), Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) long trọng tổ chức lễ khánh thành “Đền thờ liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đỗ Trạc-Bí thư Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của An Khê và các liệt sĩ xã Cửu An”.
(GLO)- Nhân dịp 35 năm (1987-2022) UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam“, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có cuộc trao đổi với báo chí làm sáng tỏ hơn những giá trị của di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc trao đổi này.
(GLO)- Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Gia Lai đã lập nên nhiều chiến công vang dội. Ngày nay, LLVT tỉnh tiếp tục thi đua huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm, chung tay giúp đỡ Nhân dân, góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp về người lính Cụ Hồ.
Chủ tịch nước khẳng định những chiến công anh hùng và sự dũng cảm hy sinh của những cán bộ, chiến sỹ Đoàn tàu “không số“ đã trở thành bất tử, trở thành huyền thoại cho lớp lớp đời sau ngưỡng mộ.
(GLO)- Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2021), tối 26-7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức lễ thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ.
(GLO)- Già làng Kpă Pryt (buôn Ia Rnho, xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) từng tham gia lực lượng du kích địa phương suốt 10 năm chống Mỹ. Sau ngày giải phóng, ông tiếp tục góp sức xây dựng quê hương trong vai trò Trưởng thôn suốt 30 năm. Ở vị trí nào, ông cũng đều để lại dấu ấn riêng trong dòng chảy lịch sử-văn hóa trên mảnh đất kiên trung Đất Bằng.
(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh đã tổ chức gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 31 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12). Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Ngọc Thành-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng gần 400 đại biểu là các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp Quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn tỉnh.
(GLO)- Ngày 5-1-2001, Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) được thành lập với nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ và chuyên gia hy sinh trên đất Campuchia và trong nước. Gần 20 năm qua, vượt bao khó khăn, gian khổ, hy sinh, đơn vị đã tìm kiếm, quy tập được 1.428 hài cốt liệt sĩ và chuyên gia ở Campuchia về đất mẹ.
(GLO)- Sáng ngày 16-3, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức gặp mặt một số phóng viên của các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhằm cung cấp thông tin về những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc của Phòng An ninh đối nội, Công an tỉnh Gia Lai (tiền thân là Phòng chống phản động thuộc Công an tỉnh Gia Lai-Kon Tum). Đại tá Rah Lan Lâm-Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì buổi gặp mặt.
(GLO)- Chuyến phà chầm chậm đưa chúng tôi lướt trên mặt nước đỏ nặng phù sa của dòng Pô Cô. Trôi trên dòng Pô Cô lịch sử, vang lên trong tâm trí chúng tôi là những giai điệu trầm hùng, tha thiết: “Hỡi Pô Cô ơi!/Dòng sông mênh mông/đôi bờ cây xanh biếc/nước chảy xiết sâu thẳm/qua tháng ngày hỏi sông ơi có biết?/Anh lái đò tên gọi A Sanh“.
Sau khi đã dành hết tuổi xuân cho cách mạng, ở cái tuổi “thất thập“, thay vì vui vầy với con cháu, bà lại rong ruổi trên mọi nẻo đường đất nước để thực hiện một công việc vô cùng ý nghĩa: Khắc hoạ chân dung những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH).
(GLO)- Trong chuyến đi cùng đoàn công tác số 2 trên tàu Bệnh viện 561, chúng tôi vô cùng xúc động và tự hào khi tự tay thắp những nén nhang, thả những đóa hoa xuống lòng biển sâu để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên quần đảo Trường Sa.
(GLO)- Chiều tháng 7 tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Gia Lai, giữa màu trắng của hoa cúc, quyện trong khói hương nghi ngút có những giọt nước mắt đã rơi. Đó là nước mắt của những người đến thăm mộ người thân hay đến tri ân các liệt sĩ.
(GLO)- Đầu giờ chiều ngày 28-3-2017, tôi nghe tin bác Bùi Ngọc Đủ từ trần. Dẫu biết rằng, con người đương nhiên có sinh có tử. Với bác Đủ, với từng ấy tháng năm, từng ấy thăng trầm, từng ấy hiển hách, từng ấy những gì đã trải qua, những gì người ta biết về bác và từng ấy những bình an trong cuộc đời thì việc đi hay ở chắc chẳng còn vấn đề gì nữa. Nhưng vẫn lặng đi, là bởi với con người này, hình như tưởng đã biết hết về ông, mà té ra, lại vẫn rất mù mờ.
Phải đến khi nhìn thấy tấm hình mặc quân phục thiếu tá phía trên khung kính giữ giấy chứng nhận, tôi mới tin người đàn ông đang chống gậy sau gian hàng tạp hóa sơ sài ở cái thôn nghèo của xã Trường Giang (Nông Cống, Thanh Hóa) là Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Nho Bông, người đã kiên cường giữ điểm cao phía tây Đồng Đăng (Lạng Sơn) suốt những ngày đầu chiến tranh tháng 2-1979.