Bệnh viện Quân y 211: Phát huy truyền thống đơn vị anh hùng trong thời kỳ mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Bệnh viện Quân y 211 tiền thân là Bệnh viện 84 được thành lập ngày 31-12-1965 theo Quyết định số 2241 của Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là thu dung điều trị thương-bệnh binh của chiến trường B3 (Tây Nguyên), hạ Lào và Đường dây 559.

Hòa bình lập lại, Bệnh viện tham gia phục vụ chiến đấu trên chiến trường biên giới Tây Nam, phía Bắc và giúp nước bạn Campuchia. Trong điều kiện ác liệt của chiến trường, thiếu thốn trăm bề, Bệnh viện vừa điều trị, vừa tăng gia sản xuất để nuôi dưỡng thương-bệnh binh. Cán bộ, chiến sĩ của Bệnh viện đã nhanh chóng trưởng thành.

Với những chiến công đặc biệt xuất sắc, ngày 31-12-1989, Bệnh viện được tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng, được sự quan tâm của Bộ Quốc phòng, Đảng ủy-Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 và Đảng ủy-Chỉ huy Cục Hậu cần, Bệnh viện Quân y 211 đã nỗ lực xây dựng hạ tầng, nâng cấp cơ sở vật chất với trang-thiết bị hiện đại như: máy chụp cộng hưởng từ (MRI); máy city 64 lát; máy siêu âm màu 4D; máy xét nghiệm PCR; xét nghiệm tầm soát ung thư, dị tật thai nhi; máy theo dõi bệnh nhân 5 thông số.

Bệnh viện đã phối hợp với Bệnh viện 175, Bệnh viện 108, Học viện Quân y… chuyển giao kỹ thuật mới; bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, thạc sĩ. Những năm qua, Bệnh viện đã làm chủ được nhiều kỹ thuật mới như: siêu âm tim, phẫu thuật sọ não lấy máu tụ nội sọ, phẫu thuật nội soi bụng, phẫu thuật phaco, tán sỏi ngược dòng sử dụng công nghệ laser, chạy thận nhân tạo, lọc máu, nội soi thực quản-dạ dày, đại trực tràng, can thiệp mạch; đặc biệt vi phẫu thành công nhiều ca chi thể bị đứt lìa; phẫu thuật nội soi khớp gối, thay khớp háng.

Đây là những kỹ thuật khó đòi hỏi trình độ chuyên môn cao cũng như trách nhiệm cao nhất của người lính mặc áo blouse trắng. Đồng thời, Bệnh viện đã góp phần giảm thiểu gánh nặng kinh phí cho bệnh nhân khi phải điều trị tại các bệnh viện tuyến trên.

Cục trưởng Cục Quân y thăm và làm việc tại Bệnh viện Quân y 211, tháng 10-2022. Ảnh: T.D

Cục trưởng Cục Quân y thăm và làm việc tại Bệnh viện Quân y 211, tháng 10-2022. Ảnh: T.D

Tâm niệm lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu”, mỗi cán bộ, bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Quân y 211 cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe bộ đội và người dân. Với tinh thần “còn nước còn tát”, “điều trị bằng khối óc, chăm sóc bằng trái tim”, “cứu người không chỉ là mệnh lệnh”, tập thể y-bác sĩ đã giành lại sự sống cho nhiều bệnh nhân trước cửa “tử thần”.

Chị Mai Thị Thúy-vợ của bệnh nhân Nguyễn Văn Đức-chia sẻ: Đến nay có thể khẳng định, chồng tôi đã trở về từ cõi chết. Cuộc sống của anh Đức có được như bây giờ là nhờ vào Bệnh viện Quân y 211, nhờ vào các thầy thuốc “Bộ đội Cụ Hồ”.

Ông Bùi Quang Kha-nguyên Trưởng Đại diện Báo Công an TP. Đà Nẵng tại Gia Lai mới ra viện 3 ngày đã trở lại và xin gặp Ban Giám đốc và Chủ nhiệm Khoa Hồi sức-Cấp cứu để nói lời tri ân: “Cảm ơn bác sĩ áo lính, cảm ơn Bộ đội Cụ Hồ”.

Theo ông Kha, trước lúc nhập viện cấp cứu, ông bị viêm phổi hậu Covid-19, cùng với bệnh nền là đái tháo đường, lại mới phẫu thuật mạch vành tim, cơ thể suy sụp, nguy cơ ngưng thở và tử vong cao. Nhờ bạn bè tư vấn, gia đình đã quyết định đưa ông vào Bệnh viện Quân y 211 cấp cứu và điều trị. Tại đây, ông Kha được các bác sĩ thăm khám, phát hiện đúng bệnh và tận tình chăm sóc, điều trị nên chỉ hơn 1 tuần, sức khỏe của ông đã ổn định.

Điều trị tích cực cho bệnh nhân nặng do tai nạn giao thông. Ảnh: T.D

Điều trị tích cực cho bệnh nhân nặng do tai nạn giao thông. Ảnh: T.D

Những năm qua, Bệnh viện còn chú trọng đẩy mạnh công tác nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến giải pháp nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh nhân; tham gia thi điều dưỡng toàn quân đạt giải nhất; tham gia hoạt động khám, cấp thuốc miễn phí cho nước bạn Campuchia từ ngày 2 đến 4-12-2023. Đây là minh chứng cho sự trưởng thành, khẳng định trình độ, năng lực đội ngũ y-bác sĩ, điều dưỡng của đơn vị.

Thời gian tới, yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, Đảng ủy-Ban Giám đốc Bệnh viện xác định xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là y đức, tâm lý tiếp xúc bệnh nhân cho đội ngũ y-bác sĩ, nhân viên chuyên môn; triển khai ứng dụng các kỹ thuật mới, kỹ thuật khó, nâng cao chất lượng khám, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; lấy người bệnh là trung tâm để phục vụ.

Xây dựng Bệnh viện thật sự trở thành chỗ dựa vững chắc của quân và dân trên địa bàn Tây Nguyên và các tỉnh lân cận của nước bạn Lào, Campuchia; xứng đáng với truyền thống “đoàn kết, dũng cảm; tận tụy, thủy chung; sáng tạo, tự lực; khoa học, thực tiễn”; bệnh viện hạng nhất khu vực Tây Nguyên.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.