Ảnh 'đàn cá bơi thành hình trái tim' đoạt giải Bức ảnh của năm chụp bằng flycam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bức ảnh đáng kinh ngạc 'Trái tim tình yêu của tự nhiên' (Love Heart of Nature) của nhà nhiếp ảnh Jim Picôt chiến thắng tại Giải thưởng ảnh Drone 2020.

Bức ảnh
Bức ảnh "Trái tim tình yêu của tự nhiên" của nhà nhiếp ảnh Úc Jim Picôt - Ảnh: JIM PICÔT



Theo tạp chí BBC Science Focus, "Trái tim tình yêu của tự nhiên" (Love Heart of Nature) là bức ảnh tuyệt vời chụp một đàn cá hồi đang đuổi theo mồi, vô tình vây quanh con cá mập trắng đang quan sát chúng.

Tổng thể khung cảnh tạo thành một trái tim màu đen khổng lồ giữa đại dương xanh. Đây là chiến thắng xứng đáng cho giải Bức ảnh của năm tại Giải thưởng ảnh Drone 2020. Giải thưởng công bố hôm 21-9.

Giải Drone 2020 là một phần của Liên hoan nhiếp ảnh quốc tế Siena danh giá. Giải được tổ chức nhằm vinh danh những bức ảnh chụp bằng flycam đẹp nhất thế giới.

Bên cạnh "Trái tim tình yêu của tự nhiên", giải Drone 2020 vinh danh những bức ảnh đẹp khác ở các hạng mục Động vật hoang dã, Con người, Đô thị và Thể thao. Đặc biệt, hạng mục Cuộc sống thời COVID-19.


 

 Bức
Bức "Cờ đen" thắng giải Cuộc sống thời COVID-19: Hàng nghìn người Israel giãn cách xã hội khi biểu tình phản đối Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Quảng trường Rabin vào ngày 19-4-2020 - Ảnh: TOMER APPELBAUM



Theo My Modern Met, nhiếp ảnh gia Tomer Appelbaum (người Israel) chiến thắng ở hạng mục Cuộc sống thời COVID-19 với bức ảnh "Cờ đen" (Black flag). Ảnh mô tả hàng nghìn người dân Israel biểu tình ôn hòa trong điều kiện cách xã hội.

Những tác phẩm nổi bật khác bao gồm "Cô dâu nhiệt đới" (Tropical Bride) của Mohamed Azmeel, chiến thắng hạng mục ảnh cưới. Nhiếp ảnh gia người Maldives sáng tạo với đồ trang trí bằng hoa để dựng nên một bức chân dung đáng nhớ về cô dâu trẻ tuổi.

Những bức ảnh chiến thắng tại Giải Drone 2020:

 

Giải Đô thị thuộc về bức
Giải Đô thị thuộc về bức "Cấu trúc ngoài hành tinh trên Trái đất" của Tomasz Kowalski. Ảnh chụp tòa tháp đôi chọc trời Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia - Ảnh: TOMASZ KOWALSKI
Giải Con người thuộc về bức
Giải Con người thuộc về bức "Miền đất băng giá" của Alessandra Meniconzi. Ảnh chụp mùa đông "tàn bạo" ở nhiệt độ -30 độ C, khi người dân phải di chuyển trên mặt băng của sông hồ - Ảnh: ALESSANDRA MENICONZI
Giải Động vật hoang dã thuộc về
Giải Động vật hoang dã thuộc về "Nơi loài chim diệc sống" của Dmitrii Viliunov. Ảnh cho thấy loài diệc làm tổ trên những ngọn cây lớn và chỉ flycam mới giúp nhiếp ảnh ghi lại toàn bộ khung cảnh - Ảnh: DMITRII VILIUNOV
"Trên biển" của Roberto Corinaldesi chiến thắng hạng mục Thể thao: "Biển trở thành nơi trú ẩn giữa thảm xanh và bọt trắng của sóng" - ẢNH: ROBERTO CORINALDESI
"Trên biển" của Roberto Corinaldesi chiến thắng hạng mục Thể thao: "Biển trở thành nơi trú ẩn giữa thảm xanh và bọt trắng của sóng" - ẢNH: ROBERTO CORINALDESI
"Cô dâu nhiệt đới" của Mohamed Azmeel thắng hạng mục Đám cưới. Tác giả dùng hoa và lá khô để trang trí đám cưới - Ảnh: MOHAMED AZMEEL
"Cô dâu nhiệt đới" của Mohamed Azmeel thắng hạng mục Đám cưới. Tác giả dùng hoa và lá khô để trang trí đám cưới - Ảnh: MOHAMED AZMEEL



Theo MI LY (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.