Ấn tượng liên hoan văn nghệ các tôn giáo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Liên hoan văn nghệ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai lần thứ I-2024 đã khép lại với nhiều ấn tượng. Liên hoan là dịp để các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo gặp gỡ, giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết, từ đó cùng nhau xây dựng quê hương thuần thiện văn minh.

Liên hoan có sự tham gia của 6 đội với hơn 200 ca sĩ, diễn viên không chuyên là các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ của 5 tôn giáo trên địa bàn tỉnh, gồm: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao Đài, Baha’i.

Các đội đã mang đến liên hoan 25 tiết mục văn nghệ đặc sắc ngợi ca quê hương đất nước, tình yêu thương con người, tình yêu cuộc sống, các giá trị đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam và truyền thống tốt đẹp của các tôn giáo. Qua đó truyền tải thông điệp của lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các tôn giáo, chung sức, đồng lòng phụng sự Tổ quốc, dân tộc.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Đinh Ngọc Hải-Trưởng ban tổ chức Liên hoan văn nghệ trong các tôn giáo trên địa bàn tỉnh trao giải nhất,nhì, ba toàn đoàn. Ảnh: P.D

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Đinh Ngọc Hải-Trưởng ban tổ chức Liên hoan văn nghệ trong các tôn giáo trên địa bàn tỉnh trao giải nhất,nhì, ba toàn đoàn. Ảnh: P.D

Trong đó có nhiều tiết mục được đầu tư, dàn dựng công phu, kỹ lưỡng về nội dung và hình thức với nhiều màu sắc, phù hợp với từng tôn giáo, đem đến cho khán giả những phút giây ý nghĩa. Đơn cử như: múa lân sư rồng, đơn ca “Trông cây lại nhớ đến Người”, song ca “Hãy thắp sáng lên”, dân vũ “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, đơn nam “Đất nước tình yêu”...

Đạo Tin lành là đoàn duy nhất có 2 đội đại diện cho đạo Tin lành truyền giáo cơ đốc và đạo Tin lành Việt Nam-miền Nam. Đây cũng là đơn vị giành giải nhất toàn đoàn tại liên hoan.

Mục sư Ksor Đék-Quản nhiệm Hội thánh Plei Marin (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) cho biết: “Các tiết mục mà đoàn mang đến liên hoan đều mang ý nghĩa về tình yêu thương, tinh thần đoàn kết. Yêu thương những người lân cận như yêu thương chính mình; kính Chúa, vâng phục nhau và tôn trọng nhau. Liên hoan là dịp để các tôn giáo trên địa bàn tỉnh có dịp gặp gỡ, giao lưu, hiểu biết nhau và thông cảm lẫn nhau. Hy vọng hoạt động này sẽ được duy trì, tổ chức thường xuyên”.

Nhờ tập luyện kỹ càng, đoàn của đạo Cao đài đã mang đến liên hoan các tiết mục rất ấn tượng và đạt giải nhì toàn đoàn. Lễ sanh Thượng Thời Thanh-Trưởng đoàn đạo Cao đài-chia sẻ: “Vì biết đến sự kiện này từ vài tháng trước qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nên chúng tôi đã tập hợp các chi phái Đạo Cao đài trong tỉnh cùng tổ chức tập luyện các tiết mục. Mong muốn đưa những lời ca, tiếng hát khuyến khích con người làm lành lánh dữ và chúng tôi đã thể hiện được điều đó”.

Cũng theo lễ sanh Thượng Thời Thanh, liên hoan văn nghệ trong các tôn giáo là hoạt động rất có ý nghĩa, qua đó gắn kết các tôn giáo lại cùng chung mục đích, đưa nhân loại đến chân-thiện-mỹ, tuân thủ luật pháp, làm tròn các nghĩa vụ của người công dân.

Các đội thi đã mang đến liên hoan nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc. Ảnh: P.D

Các đội thi đã mang đến liên hoan nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc. Ảnh: P.D

Bế mạc liên hoan, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng bằng khen cho 6 tập thể có thành tích xuất sắc. Ban tổ chức cũng trao 17 giải thưởng, gồm: 11 giải cho các tiết mục văn nghệ ở các thể loại, 3 giải phụ (đoàn có nhiều tiết mục tham gia; đoàn có lực lượng cổ vũ đông đảo nhất; đoàn tham gia đông diễn viên nhất) và 3 giải tập thể. Trong đó, đoàn đạo Tin lành giành giải nhất toàn đoàn.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đinh Ngọc Hải-Trưởng ban tổ chức: Liên hoan là dịp để đồng bào các tôn giáo trong tỉnh bày tỏ tình yêu, niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời là dịp để các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và đồng bào các tôn giáo gặp gỡ, giao lưu, tăng cường hiểu biết… nhằm củng cố quan hệ đoàn kết, gắn bó.

Hơn thế, đây còn là hoạt động thiết thực mà các tổ chức tôn giáo hướng tới chào mừng Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2024-2029.

“Dù lần đầu tổ chức và một số đoàn ở xa, điều kiện sinh hoạt khó khăn nhưng các đoàn đã có sự chuẩn bị chu đáo, từ trang phục đến dàn dựng chương trình, phong cách biểu diễn.

Các đoàn đã mang đến cho người xem nhiều tiết mục ấn tượng, giàu cảm xúc, tạo ra sân chơi bổ ích, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh”-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.