Ăn phải nấm độc, 3 bà cháu bị ngộ độc nặng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi ăn phải một loại nấm độc mang từ trên rẫy về, 3 bà cháu ở thôn Suối Đá (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) bị ngộ độc dẫn đến hôn mê, phải đưa đi cấp cứu...

Một loài nấm độc
Một loài nấm độc



Sau 2 ngày cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, đến trưa 26-9, bà Đinh Thị Nh. (64 tuổi) cùng 2 cháu ngoại là Đặng Thị H. T. (10 tuổi) và Đinh Thị T. (4 tuổi), đều trú ở thôn Suối Đá (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) đã qua khỏi cơn nguy kịch, tỉnh táo trở lại.

Trước đó, sáng 24-9, chị Đinh Thị D. (con gái bà Nh.), đi làm rẫy thấy nấm và hái về nhà, đem nấu cháo để ăn bữa tối.

Tối hôm đó, vợ chồng chị D. có việc phải ra ngoài, nên dặn 3 bà cháu ở nhà ăn cháo nấm đã nấu.

Ăn tối xong, khoảng 19 giờ, cả 3 bà cháu đi ngủ. Đến 20 giờ 30, khi vợ chồng chị D. về nhà thấy 3 bà cháu đã nằm hôn mê ở sàn nhà thì lập tức chở lên Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh để cấp cứu.

Nhận thấy tình hình cấp thiết, ngay trong đêm Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh đã chuyển 3 bệnh nhân bị ngộ độc đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định để cấp cứu, điều trị.

Đến 0 giờ ngày 25-9, bà Nh. và 2 cháu nhỏ vẫn hôn mê sâu. 2 người cháu được chăm sóc điều trị tại Khoa Nhi, còn bà Nh. trong tình trạng lơ mơ, chóng mặt, buồn nôn, da ấm, nhịp tim đều, rõ, phổi không ràng (nằm điều trị tại Khoa Nội tổng hợp).

Đến chiều 25-9, tất cả các bệnh nhân được các bác sĩ điều trị và đã tỉnh táo, tiếp xúc tốt, ăn uống, đi lại bình thường…

Theo BS Phan Văn Dũng, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định, các bệnh nhận bị ngộ độc nấm, có chất ảnh hưởng đến thần kinh, khả năng bệnh sẽ tái phát trở lại rất cao nên cần được tiếp tục theo dõi, chăm sóc điều trị.

2 tháng trước, cũng tại huyện Vĩnh Thạnh, có 7 người thuộc thôn K4 (xã Vĩnh Sơn) cũng bị ngộ độc sau khi ăn canh nấm ô tán trắng phiến xanh. Đây là loại nấm thuộc nhóm nấm gây rối loạn tiêu hóa, biểu hiện ngộ độc bộc phát nhanh (trước 6).

Theo chuyên gia nhận định, loại nấm bà cháu bà Nh. ăn phải chính là nấm mũ khía nâu xám (tên khoa học là Inocybe Rimosa). Độc tố chính là Muscarin, thuộc nhóm có độc tố gây độc cho gan, thận và hệ thần kinh. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời thì rất nguy hiểm đến tính mạng vì chất độc sẽ làm hoại tử tế bào gan, dẫn đến suy đa phủ tạng, suy thận và tử vong.

Ngọc Oai (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.