Âm thanh làng trong phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Pleiku là thành phố của sự giao thoa văn hóa, hài hòa, ôn hòa và tích hợp. Trên địa bàn thành phố có tới 40 ngôi làng của đồng bào Jrai. Trong đó có những ngôi làng ven đô, thậm chí ở ngay trong phố như: Pleiku Roh, Plei Ốp, Plei Kép, làng Nhao...
Người dân những ngôi làng trong phố ấy thường ngày vẫn cày cấy, canh tác lúa nước dọc theo những thung lũng xen giữa các lưng đồi của Pleiku. Mùa gieo cấy gặt hái, xe công nông chạy băng băng qua phố chở bà con đến với những cánh đồng. Người ta quen gọi tếu táo đó là... tắc xi làng. Chiều chiều, những đàn bò đủng đỉnh qua phố làm nên một nét phố quê thanh bình, an lạc. Nghe nói ở xứ Ấn Độ, họ yêu bò thờ bò, trên phố vẫn có những đàn bò ngang qua như vậy!
Pleiku là phố của núi đồi, suối và thung lũng miệng núi lửa tròn vo những vựa lúa. Những ngôi làng Jrai làm nên sắc thái đặc sắc cho Pleiku, hiếm nơi có được. Bây giờ, ở ngoại ô đã mọc lên khá nhiều quán ẩm thực mang bản sắc Tây Nguyên, trong đó điểm nhấn là gà nướng, cơm lam, rượu cần... hầu hết đều do người dân tộc thiểu số bản địa chế biến, phục vụ và tổ chức. Có thể nói, những dịch vụ này đã tôn vinh nét văn hóa ẩm thực truyền thống của vùng đất Tây Nguyên, làm cho du khách biết đến nhiều hơn về Pleiku.
Biểu diễn cồng chiêng tại làng Plei Ốp (TP. Pleiku). Ảnh: ĐỨC THỤY
Biểu diễn cồng chiêng tại làng Plei Ốp (TP. Pleiku). Ảnh: ĐỨC THỤY
Xa hơn, ở những ngôi làng ngoại ô, các lễ hội truyền thống vẫn được lưu giữ, tôn tạo. Ngày qua ngày, mỗi khi màn đêm sập xuống, dường như Pleiku lại nôn nao bởi những âm thanh từ các vùng đất ngoại ô vọng về. Trong đêm, âm thanh cồng chiêng trườn qua những miệng núi lửa, theo gió Đông bập bùng bay trên mái phố.
Tôi nhớ những năm trước, Pleiku còn nhỏ, còn hoang sơ, cái thú vui trong trẻo nhất của những ai có nhà ở cuối đường Tô Vĩnh Diện là vào đêm trăng sáng ra đầu dốc, ngắm rặng dã quỳ bên miệng núi lửa sâu hoắm và nghe tiếng cồng chiêng từ làng Ốp dưới thung sâu vọng về. Những thanh âm mùa lễ hội no ấm dường như cũng làm cho Pleiku thao thức khó ngủ.
Khuya rất khuya, những âm thanh ấy càng trở nên trong trẻo, càng mơ hồ hư ảo! Đã từng dự nhiều lễ hội, từng nghe không biết bao nhiêu bài chiêng ở các buôn làng xa xôi, vậy mà nghe những thanh âm ấy ngân lên trong đêm trăng bập bùng dội về phố tôi lại thấy nó da diết lạ, thanh bình lạ. Việc diễn chiêng trong phố dễ làm người ta thấy gượng gạo, thế nhưng tiếng vọng ấy về phố lại nôn nao lạ thường!
Những đêm khó ngủ ấy đã cho tôi những câu thơ về cồng chiêng vùng ngoại ô:  “Lang thang đêm ngoại ô không ngủ/Hồn cồng chiêng thao thức gọi nhau hoài”. Ấy là những tiếng cồng tiếng chiêng vọng động xa xăm, đêm đêm dội về phố. Nó như từ cõi Mang Lung nào đó, ma mị, ảo hoặc như mơ.
Bây giờ, Pleiku tấp nập hơn, ồn ào hơn. Qua mỗi ngày náo nhiệt ước những đêm thanh bình, ước những âm thanh cồng chiêng lại vươn qua những thung lũng, những miệng núi lửa tối cổ thời hồng hoang bay về lang thang trong phố. Mong cho những âm thanh của làng mãi ru phố đêm vào giấc mộng yên lành. Nó làm cho Pleiku trở nên gần gụi thân thương giữa cao nguyên núi rừng!
PHẠM ĐỨC LONG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.