9 mẹo phục hồi gan hư hại do uống rượu bia

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Gan trung bình có thể xử lý khoảng một ly nhỏ rượu mỗi giờ. Uống nhiều rượu sẽ gây căng thẳng cho gan và làm gián đoạn cách gan xử lý rượu.

Rượu gây suy giảm và tổn thương gan trong thời gian dài, đặc biệt là uống rượu trong thời gian dài hoặc uống một lượng lớn ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Rượu gây suy giảm và tổn thương gan trong thời gian dài, đặc biệt là uống rượu trong thời gian dài hoặc uống một lượng lớn ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Rượu ảnh hưởng đến gan như thế nào?

Rượu gây suy giảm và tổn thương gan trong thời gian dài, đặc biệt là uống rượu trong thời gian dài hoặc uống một lượng lớn, theo The Recovery Village.
Đầu tiên, rượu làm tích tụ chất béo trong gan, gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Tình trạng này dẫn đến viêm gan, hoặc viêm và kích ứng gan.
Tình trạng viêm dẫn đến xơ gan. Gan nhiễm mỡ và viêm gan có thể hồi phục, nhưng xơ gan thì không thể.
Dù gan bị xơ có những tổn thương không thể sửa chữa được, với những ảnh hưởng sức khỏe lâu dài có thể gây tử vong, nhưng bỏ rượu và thực hiện một số lối sống lành mạnh hơn có thể giúp chữa lành bệnh gan nhiễm mỡ và viêm gan, theo Step To Health.
Làm gì để phục hồi gan hư hại do rượu?
1. Bỏ rượu đầu tiên
Điều đầu tiên cần làm là ngừng uống rượu. Ngừng uống rượu càng sớm thì càng tốt về lâu dài.
Sau đó, bỏ hút thuốc và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Bên cạnh nghiện rượu, béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gan, còn thuốc lá chứa nhiều chất độc làm tổn thương gan nặng thêm, theo The Recovery Village.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây và chất xơ

Nên ăn nhiều trái cây, rau củ, uống nước để tốt cho gan ẢNH: SHUTTERSTOCK
Nên ăn nhiều trái cây, rau củ, uống nước để tốt cho gan ẢNH: SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo rất cần để ngăn ngừa tổn thương gan. Chế độ ăn uống đóng một vai trò chính trong quá trình giải độc và ảnh hưởng đến chức năng gan.
Chế độ ăn hằng ngày gồm nhiều thực phẩm giàu nước, chất chống ô xy hóa và vitamin sẽ kích thích quá trình đào thải độc tố và ngăn ngừa sự suy thoái tế bào.
Một số thực phẩm được khuyến nghị là trái cây màu đỏ, táo, rau xanh, dưa hấu, cam quýt.
Ăn ít thực phẩm chế biến, đạm động vật và ít thịt đỏ để giảm tải cho gan, theo Step To Health.
3. Uống nhiều nước hơn
Uống 6 - 8 ly nước mỗi ngày để giải độc và đào thải chất dịch.
4. Tránh chất béo hydro hóa
Dầu hydro hóa và chất béo bão hòa dư thừa có hại cho sức khỏe của gan và dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Vì vậy, cần tránh bơ thực vật, dầu bắp, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu cây rum.
Cũng nên tránh thực phẩm chế biến, đường và chất béo bão hòa.
5. Dùng dầu dừa
Uống một muỗng canh dầu dừa hằng ngày bảo vệ gan khỏi các chất độc và nhiễm khuẩn.
Dầu dừa chứa 92% chất béo trung tính chuỗi trung bình, 6% chất béo không bão hòa đơn và 2% chất béo không bão hòa đa, tốt cho gan.
Nó cũng có đặc tính chống viêm và kháng sinh giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của rượu, thuốc lá và các chất độc từ môi trường.
6. Chữa bệnh bằng chanh và dầu ô liu
Chanh và dầu ô liu là bài thuốc truyền thống giúp làm sạch gan và túi mật, theo Step To Health. Nhờ hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, nó thúc đẩy loại bỏ chất thải và chống lại tổn thương gan.
Nên uống nước này hằng ngày trước khi ăn sáng cùng với chế độ ăn uống lành mạnh ít calo.
• 1 muỗng canh dầu ô liu
• Nước cốt của 1/4 quả chanh
Vắt lấy nước cốt chanh, rồi thêm dầu ô liu và uống ngay lập tức.
Nửa giờ sau, hãy uống một ly nước ấm và ăn sáng, theo Step To Health.
Lặp lại mỗi ngày trong 3 tuần. Có thể tăng thêm sức mạnh bằng một tép tỏi băm nhỏ.
7. Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư gan.
8. Chú ý đến các loại thuốc đang uống
Ngay cả thuốc giảm đau như acetaminophen và các chất bổ sung, vitamin cũng có thể gây hại cho gan khi dùng quá liều lượng. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng những loại thuốc này, chất bổ sung này.
9. Tránh tiếp xúc với hóa chất
Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất có trong sơn phun, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt nấm và bất kỳ hóa chất dạng phun nào khác, theo The Recovery Village.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.