773 triệu USD "bốc hơi" vì 24 dự án không thành công của PVN

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Kiểm toán Nhà nước, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của PVN không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro mất vốn, thua lỗ cao. Điển hình là 24 dự án tìm kiếm thăm dò phát triển dầu khí không thành công đã và đang hoàn thành thủ tục chấm dứt dự án với tổng chi phí 773 triệu USD.
 
24 dự án tìm kiếm thăm dò phát triển dầu khí tại nước ngoài của PVN không thành công, đã và đang hoàn thành thủ tục chấm dứt dự án với tổng chi phí 773 triệu USD. (Ảnh minh hoạ/Nguồn: Zing.vn)
773 triệu USD “bốc hơi” theo 24 dự án không thành công của PVN
Trong một báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2018 do Kiểm toán Nhà nước (KTNN) gửi tới kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV, cơ quan này đã chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn gây ra mất vốn, thua lỗ cao do hoạt động đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả của PVN.
Cụ thể, 24 dự án tìm kiếm thăm dò phát triển dầu khí tại nước ngoài của PVN không thành công, đã và đang hoàn thành thủ tục chấm dứt dự án với tổng chi phí 773 triệu USD.
Trong khi đó, dự án Danan - Iran và dự án Junin 2 - Venezuela buộc phải dừng, giãn tiến độ trong khi đã đầu tư 660 triệu USD. Còn 2 dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Peru dù đã đầu tư 849 triệu USD nhưng PVN đang xin chủ trương chuyển nhượng dự án.
Trong quá trình kiểm toán tại PVN, Kiểm toán Nhà nước cũng phát hiện PVN đã thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài vượt hạn mức quy định trong giấy chứng nhận đầu tư.
Trong đó, Dự án Lô 67 chuyển vượt 142 triệu USD, dự án SK 305 chuyển vượt 15 triệu USD. Song tại thời điểm chuyển vốn đầu tư, pháp luật về đầu tư ra nước ngoài chưa quy định về hạn mức chuyển vốn.
Tuy nhiên, từ ngày 13/8/2016, Thông tư số 12/2016/TT-NHNN có hiệu lực, tại Khoản 6 Điều 15 quy định "Tổng số tiền chuyển ra nước ngoài... không vượt quá tổng vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài" và tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 124/2017/NĐ-CP cũng có quy định "Nhà đầu tư góp vốn thực hiện dự án dầu khí nước ngoài trong hạn mức vốn đầu tư ra nước ngoài ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài" nhưng đến nay vẫn chưa điều chỉnh.
PVN bị chậm luân chuyển 5.026 tỷ đồng gửi tại OceanBank
Thêm vào đó, kết quả kiểm toán PVN trong năm 2018 cũng chỉ ra rằng một số doanh nghiệp thuộc PVN gửi tiền tại OceanBank bị chậm luân chuyển do Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện kiểm soát trực tiếp.
Trong đó, Công ty mẹ PVN bị chậm 5.026 tỷ đồng, 86 triệu USD và 2.171 EUR. Còn các công ty con bao gồm PV Power bị chậm 21 tỷ đồng và 102 USD, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau bị chậm 333 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn bị chậm 2.743 tỷ đồng, PVOIL bị chậm 262 tỷ đồng, PV Trans bị chậm 181 tỷ đồng.
Trong giai đoạn năm 2010-2015, ban quản lý dự án công trình liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đã gửi tiền tại 2 ngân hàng nhưng tiền lãi nhận được để ngoài hệ thống sổ sách kế toán, có dấu hiệu vi phạm pháp luật 22,1 tỷ đồng. KTNN đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để điều tra làm rõ.
Loạt công ty con của PVN lỗ lớn
Một đầu mục cũng được Kiểm toán Nhà nước nêu ra trong báo cáo gửi tới kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV, đó là những doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, tiềm ẩn rủi ro mất cân đối tài chính.
Tại PVN, 3 doanh nghiệp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, bao gồm: Công ty TNHH MTV Khách sạn Dầu khí PTSC sở hữu hệ số 4,8 lần; Công ty TNHH Khảo sát địa Vật lý PTSC CGGV có hệ số 3,2 lần; Công ty CP Dịch vụ Dầu khí Quảng Ngãi sở hữu hệ số cao nhất là 22,4 lần.
Còn trong kết luận của Kiểm toán Nhà nước về việc hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn, Tổng Công ty không hiệu quả dẫn đến thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu, phải giải thể, PVN tiếp tục xuất hiện với 07/11 công ty ngoài ngành kinh doanh chính lỗ lũy kế lớn. Trong đó, PTSC có 05 đơn vị (khoản đầu tư)/20 đơn vị lỗ lũy kế; TCT CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí: 03 đơn vị lỗ 101 tỷ đồng; Công ty mẹ - PVoil: 11/45 đơn vị lỗ. Một công ty con khác của PVN là PVOil cũng bị điểm tên do chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với NSNN.
P.V (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này