70 tuổi vẫn khát khao cống hiến cho hội họa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đầu Xuân Ất Tỵ, tôi đến chúc Tết và ngắm nhìn một số tác phẩm mới của họa sĩ Trần Văn Hùng ở nhà riêng (số 63 đường Thống Nhất, TP. Pleiku).

Ông vừa được kết nạp vào Chi hội Mỹ thuật (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh) hồi cuối năm 2024. Đây là dấu mốc quan trọng, chấm dứt quãng thời gian ông tự nhận mình chỉ là một “thợ vẽ” như cách bạn bè vẫn trêu đùa.

70-tuoi-van-khat-khao-cong-hien-cho-hoi-hoa-bg.jpg
Họa sĩ Trần Văn Hùng miệt mài bên giá vẽ. Ảnh: N.A.M

Nhắc đến họa sĩ Trần Văn Hùng, có thể nhiều người chưa quen, nhưng Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hùng Hoa Lư thì chắc hẳn không xa lạ. Xuất thân là một giáo viên dạy Ngữ văn, rời bục giảng, ông Hùng chuyển sang làm nghề chụp ảnh rồi đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh lúc nào không biết.

Ông đắm mình trong những hành trình rong ruổi khắp buôn làng Tây Nguyên để ghi lại nét đẹp chân thực của con người và văn hóa nơi đây. Những năm qua, ông đạt được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực nhiếp ảnh ở khu vực, quốc gia, quốc tế.

Dù thành danh với nhiếp ảnh, nhưng chưa bao giờ ông Hùng quên niềm đam mê hội họa. Ông kể: Hồi còn là sinh viên Đại học Sư phạm Huế, ông đã được một thầy giáo phát hiện năng khiếu hội họa và tận tình chỉ dạy cách vẽ truyền thần. Lúc đó, chàng sinh viên Trần Văn Hùng đã nhận vẽ truyền thần để kiếm thêm thu nhập trang trải việc học hành. Ra trường, ông lên Gia Lai dạy học, rồi công việc cứ cuốn đi. Bây giờ, ở tuổi thất thập, ông mới thực sự trở lại với cây cọ, sống với niềm đam mê hội họa.

Họa sĩ Mai Quý Ngọc-Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh): “Tranh của họa sĩ Trần Văn Hùng thường đặc tả chân dung những người Bahnar, Jrai chân thực nhưng sống động. Đây có lẽ là sở trường của ông. Trong 3 năm qua, ông đã cho ra đời hơn 40 tác phẩm, một thành quả sáng tạo mà không phải họa sĩ nào cũng làm được”.

Tranh của họa sĩ Trần Văn Hùng chủ yếu dùng chất liệu sơn dầu. Gần đây, ông khai thác và sử dụng thêm chất liệu acrylic, khắc gỗ, khắc thạch cao, bút lửa (dùng bút lửa vẽ trên gỗ)...

Đề tài trong tranh khá đa dạng, từ vẽ phong cảnh, chủ yếu là những danh thắng nổi tiếng ở Gia Lai như Biển Hồ, Chư Đang Ya, thác K50, đến những hình ảnh gắn bó với Tây Nguyên như hoa cà phê bung nở, dã quỳ rực rỡ, hoa pơ lang thắm đỏ tươi...

Nhưng đặc biệt nhất vẫn là những bức chân dung giàu cảm xúc: nếp nhăn hóm hỉnh của cụ già, ánh mắt trong veo của đứa trẻ, tất cả được tái hiện sinh động bằng thủ pháp truyền thần.

Hai năm gần đây, họa sĩ Trần Văn Hùng đã có một số tác phẩm hội họa tham gia Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên, trong đó, tác phẩm tranh sơn dầu “Hiện tại và tương lai” được Hội đồng giám khảo chọn giới thiệu tham dự giải thưởng Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại Hà Nội.

Tại cuộc thi Mỹ thuật Gia Lai năm 2024 với chủ đề “Sắc màu Tây Nguyên”, họa sĩ Trần Văn Hùng gửi tham gia dự thi 3 tác phẩm tranh sơn dầu gồm: “Chiều của mẹ”, “Mẹ vắng nhà”, “Tiếng gọi núi rừng”. Kết quả chung cuộc, ông được trao giải ba cho tác phẩm “Chiều của mẹ”. Nhiều tác phẩm hội họa của ông khi chưa hoàn thiện đã có khách đặt hàng.

Ở tuổi 70, việc được kết nạp vào Chi hội Mỹ thuật và được những người “trong nghề” công nhận là niềm vui lớn và là động lực để ông tiếp tục sáng tác. Đối với loại tranh bút lửa, ông đang tập trung hoàn thiện bức vẽ Bác Hồ với Tây Nguyên. Họa sĩ Trần Văn Hùng dự định sẽ dành thời gian để vẽ một bộ tranh đặc tả về Tây Nguyên và tổ chức triển lãm tranh cá nhân trong năm 2025.

Có thể bạn quan tâm

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

Thơ Hoàng Hương Giang: Em về bình minh

(GLO)- Qua bài thơ "Em về bình minh", dường như tác giả Hoàng Hương Giang muốn mang lại một thông điệp mạnh mẽ về việc tìm lại chính mình, về sự nối kết giữa con người với thiên nhiên. Và cuối cùng chính là niềm tin vào một tương lai sán lạn, dẫu có phải trải qua những phút giây cô đơn, thử thách.

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Ảnh minh họa: HUYỀN TỶ

Thơ Võ Duy: Khói đổi mùa

(GLO)- Không chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, "Khói giao mùa" của tác giả Võ Duy còn phản ánh sự chuyển mình trong tâm hồn con người, sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa những kết thúc và khởi đầu mới tốt đẹp trong cuộc sống.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.