7 loại thực phẩm nên hạn chế đối với người bị viêm khớp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bạn có biết rằng những thực phẩm bạn ăn có thể ảnh hưởng đến cơn đau và triệu chứng viêm khớp?
Thực phẩm chế biến, a xít béo omega-6, thực phẩm có chứa đường tinh luyện, thịt đỏ và đồ chiên, carbohydrate tinh chế, chất béo, rượu... là những thực phẩm mà người bị viêm khớp nên hạn chế. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Thực phẩm chế biến, a xít béo omega-6, thực phẩm có chứa đường tinh luyện, thịt đỏ và đồ chiên, carbohydrate tinh chế, chất béo, rượu... là những thực phẩm mà người bị viêm khớp nên hạn chế. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn uống có thể làm giảm nhẹ bớt hoặc làm nặng thêm các triệu chứng viêm khớp, theo Athritis.
Một số thực phẩm giúp giảm viêm và giảm thoái hóa khớp và cơn đau do viêm khớp, như các loại rau xanh và rau nhiều màu sắc.
Nhưng đặc biệt, có 7 loại thực phẩm gây viêm mà người bị viêm khớp nên hạn chế sau đây, theo Athritis.
1. Thực phẩm chế biến
Hạn chế thực phẩm chế biến, như các loại bánh nướng và các bữa ăn và đồ ăn vặt đóng gói sẵn. Những sản phẩm này có chứa chất béo chuyển hóa dùng bảo quản. Nhưng chính chất béo chuyển hóa này gây ra viêm trong cơ thể.
Để tránh chất béo chuyển hóa, hãy tránh tất cả thực phẩm có nhãn là có chứa dầu hydro hóa một phần.
2. A xít béo omega-6
Bắp, đậu phộng, hạt hướng dương, nghệ tây và dầu đậu nành, cũng như hầu hết các loại thịt, đều có nhiều a xít béo omega-6 - chỉ tốt cho sức khỏe nếu liều lượng nhỏ. Tiêu thụ omega-6 quá mức có thể kích hoạt các hóa chất gây viêm.
Hãy thay thế dầu đậu nành bằng dầu ô liu khi nấu ăn, theo Athritis.
3. Đường
Thực phẩm có chứa đường tinh luyện như bánh ngọt, sô cô la, kẹo, soda và thậm chí cả nước ép trái cây, có thể kích hoạt giải phóng protein gây viêm gọi là cytokine. Các dạng xirô ngô, fructose, sucrose hoặc maltose đều là đường.
4. Thịt đỏ và đồ chiên
Thịt, đặc biệt là thịt đỏ có nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng mức cholesterol cao và gây viêm. Ngoài ra, thịt chứa hàm lượng cao các tác nhân kích thích viêm, đặc biệt là khi nướng hoặc chiên.
Không chỉ gà rán mà nên hạn chế cả các món chiên khác, như bánh rán và khoai tây chiên.
5. Carbohydrate tinh chế
Các sản phẩm bột tinh chế, như bánh mì trắng, mì gói và bánh quy, là carbohydrate tinh chế. Carbohydrate tinh chế, còn gọi là ngũ cốc tinh chế, gây tăng đột biến glucose trong máu, được chứng minh là làm tăng viêm trong cơ thể.
Thay thế bánh mì trắng bằng bánh mì đen hoặc ngũ cốc tự rang xay, theo Athritis.
6. Phô mai và sữa giàu chất béo
Phô mai, bơ làm bánh, bơ thực vật và mayonnaise đều chứa nhiều chất béo bão hòa cóthể gây viêm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây phát hiện sữa chua có khả năng chống viêm.
7. Rượu
Các chuyên gia đồng ý rằng tiêu thụ quá nhiều rượu làm tăng viêm và rủi ro cho sức khỏe.
Nếu đang cố gắng giảm viêm, hãy thử cắt bỏ rượu hoàn toàn trong 4 - 6 tuần. Bạn có thể nhận thấy giảm đau khớp, ngủ ngon hơn, điều này có thể giúp giảm các triệu chứng đau mạn tính.
Hạn chế các thực phẩm và đồ uống gây viêm, không chỉ tốt cho bệnh viêm khớp, mà cũng có thể giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính khác như bệnh tim và tiểu đường, theo Athritis.
Theo Thiên Lan (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.