65 năm ngày truyền thống Biên phòng VN (3/3/1959-3/3/2024), Kỳ 1: Điểm tựa lòng dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ra giêng, trời mưa giăng đọng nét xuân vẫn còn vương lên cành đào lấp ló và cả bạt ngàn cây mua, cây sim mọc ven đường dẫn đến điểm tựa 820 do Đồn Biên phòng Pò Mã, thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn quản lý.

Điểm cao 820

Chúng tôi ngược dòng sông Kỳ Cùng về mạn tây bắc của tỉnh Lạng Sơn đến Tràng Định - một huyện biên giới cách thành phố Lạng Sơn khoảng 70km theo đường 4A. Đây là nơi quần cư của hơn 6 vạn đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao, Kinh, Hoa, Mông. Cuộc sống của bà con vùng đất 7 dòng suối hát với sự tích bảy tiên nữ xuống trần gian chơi quên hết đường về đang ngày một thay da đổi thịt.

Chiến sỹ Biên phòng và nhân dân làm đường lên mốc biên giới Ảnh: Duy Chiến

Chiến sỹ Biên phòng và nhân dân làm đường lên mốc biên giới Ảnh: Duy Chiến

Từ thị trấn Thất Khê, chúng tôi hướng về khu vực biên giới, đến Đồn Biên phòng Pò Mã đóng quân tại thôn Pò Trạng, xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định. Gặp nhau, tay bắt mặt mừng, cả khách lẫn chủ ngồi quanh hai bộ bàn ghế đá, dưới những giàn phong lan tỏa hương. Thấy tôi dõi mắt về phía Khau Mười, Trung tá Đỗ Văn Phúc, Chính trị viên Đồn Biên phòng Pò Mã tinh ý bảo: “Chắc nhà báo muốn đi săn mây phải không? Anh em trên đó cũng rất mong người hậu phương lên với chốt tiền tiêu khi xuân về”.

Chiếc xe ô tô gầm cao của Biên phòng tỉnh lao ngược lên những cung đường vòng vèo qua các quả đồi, ngọn núi quanh co, khúc khuỷu trắng mây. Đúng như tôi suy đoán, nơi đây có độ cao 820m so với mực nước biển, là điểm cao nhất trên tuyến biên giới của tỉnh Lạng Sơn nên xưa nay, địa danh nay được gọi bằng cái tên gần gũi: Điểm tựa 820.

“Thực hiện mô hình Thắp sáng đường tuần tra biên giới, với sự hỗ trợ của Đoàn khối Doanh nghiệp trung ương, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn và các nhà tài trợ, Đồn Biên phòng Pò Mã đã hoàn thành 77 cột đèn năng lượng mặt trời, giúp cán bộ, chiến sỹ và nhân dân tuần tra, kiểm soát, bảo vệ biên giới thuận lợi”.

Trung tá Đỗ Văn Phúc, Chính trị viên Đồn Biên phòng Pò Mã

Tôi đứng trên chốt tiền tiêu có cảm giác bay trên lưng trời, có thể phóng tầm mắt nhìn bao quát cánh đồng lúa Đội Cấn, Quốc Khánh, Tri Phương… đến bồn địa Thất Khê giàu đẹp. Cũng chính vì địa điểm trọng yếu này mà quân và dân xứ Lạng đã chung tay, giúp sức để xây dựng, củng cố điểm cao ngày càng vững chãi, hoàn thiện. Nhìn lá cờ đỏ sao vàng lồng lộng trên mây bay mà chúng tôi tràn đầy niềm xúc cảm.

Theo ghi chép của cuốn sách “Cánh cửa thép Lạng Sơn” do Ban liên lạc Cựu chiến đấu Quân đoàn 14 - Mặt trận Lạng Sơn mới xuất bản miêu tả khá chi tiết: “Chị Đàm Thị Chao, Hội trưởng Hội phụ nữ xã Tri Phương ngoài vận động hội viên giúp bộ đội còn ủng hộ 500.000 đồng mua thuốc men, thực phẩm tiếp tế cho điểm tựa 820. Chị Đinh Thị Sen, Hội phó Hội phụ nữ xã Tri Phương dùng thuốc nam gia truyền cứu sống hàng chục thương binh.

Hội phụ nữ thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định quyên góp được hàng chục tấn gạo, lợn, gà, vịt bánh trái, thuốc lá, trà kẹo và hàng tấn giẻ sạch để lau súng trong thời tiết giá lạnh ở điểm cao”… Đáp lại, cán bộ chiến sỹ Biên phòng đã tiết kiệm khẩu phần ăn hàng ngày giúp nhân dân xã Đức Long 600 kg gạo, xã Tri Phương 300 kg gạo, quyết không để người dân nào bị đói. Việc làm này đã khơi dậy tinh thần “Quân dân như cá với nước”, vượt qua khó khăn trong những ngày đầu cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Điểm cao 820 mù sương Ảnh: Duy Chiến

Điểm cao 820 mù sương Ảnh: Duy Chiến

Còn tâm trí tôi nhớ như in hình ảnh bộ đội cùng đoàn viên, thanh niên, phụ nữ gồng mình vác những tấm bê tông to nặng di chuyển từng mét từ chân đồi đến đỉnh cao vô cùng vất vả. Nhiều người trầy vai, rớm máu vì tấm bê tông đè xuống, cứa phải nhưng miệng vẫn hát vang bài ca trập trùng biên giới. Những ngày sôi động, ý nghĩa đó đã xây đắp nên một chiến lũy trên điểm cao 820 ngày hôm nay.

Ấm tình ải Bắc

Trung tá Nguyễn Văn Cảnh, Tổ trưởng tổ chốt 820 bắt tay từng người như truyền thêm hơi ấm. Anh cười rồi tâm sự, với khí hậu khắc nghiệt nơi điểm cao lộng gió này, mùa hè thì ẩm ướt, ít khi thấy ánh nắng mặt trời. Sương mù phủ kín không gian, phải đến 10 giờ sáng, sương mới tan hết. Mùa đông lạnh thấu xương, nhiệt độ thường xuống đến âm 0 độ C. Khi đó, sương mù đặc quánh, người với người chỉ đứng cách nhau 2m cũng không nhìn thấy nhau.

“Những buổi tuần tra, giá lạnh xuyên thấu da thịt. Đụng vào đâu cũng thấy giá rét, nước đóng thành băng. Quần áo giặt cả tuần cũng không khô được. Cán bộ, chiến sĩ ở đây hầu như quanh năm đều phải mặc quần áo ẩm ướt. Cứ mặc vào, hơi ấm của người tỏa ra, quần áo sẽ tự khô…”, Trung tá Cảnh chia sẻ.

Chúng tôi quây quần bên chén chè ấm nóng. Trên điểm tựa 820 thường xuyên có gần chục cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ 24/24 giờ bảo vệ biên giới. Bây giờ, dãy nhà công vụ được xây dựng kiên cố, khang trang sạch đẹp. Anh, em không phải đi xuống khe gùi từng can nước như trước nữa, đơn vị đã có hệ thống máy bơm nước từ dưới khe lên, có điện thắp sáng và nước nóng để tắm.

Có nước, cán bộ, chiến sỹ tận dụng tăng gia, chăn nuôi gia súc, gia cầm để tự cung tự cấp. Nhờ vậy, bữa ăn của những người lính đã có dinh dưỡng, chất đạm với nguồn thực phẩm tại chỗ gồm đàn gà gần trăm con, đàn dê hàng chục con, rau xanh tự túc 100%, thậm chí còn dư thừa, bán đi để lấy tiền gây quỹ… nên cái Tết Nguyên đán vừa qua, cán bộ, chiến sỹ được cải thiện đáng kể.

Trung tá Đỗ Văn Phúc, Chính trị viên Đồn Biên phòng Pò Mã chia sẻ thêm: Đồn Biên phòng Pò Mã quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 21,069km, có 50 cột mốc (từ mốc 9226 đến mốc 999), lực lượng Biên phòng chủ trì, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành địa phương thường xuyên tuần tra đường biên mốc giới. Đặc biệt, năm 2023, bằng các nguồn lực xã hội do các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, đơn vị đã thi công, xây dựng được 18 đường nhánh kiểm tra mốc bảo vệ chủ quyền với chiều dài trên 2km, kinh phí huy động được trên 1,1 tỷ đồng cùng 1.677 lượt cán bộ, chiến sỹ, nhân dân đóng góp ngày công.

Trung ương Đoàn tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ điểm tựa 820 Ảnh: Duy Chiến

Trung ương Đoàn tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ điểm tựa 820 Ảnh: Duy Chiến

Nhân dịp đến dự chương trình ‘Tình nguyện mùa đông và xuân tình nguyện năm 2024” do Đoàn khối Doanh nghiệp trung ương và Tỉnh Đoàn Lạng Sơn phối hợp tổ chức tại địa bàn xã biên giới Quốc Khánh, ông Nguyễn Long Hải - Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, anh Nguyễn Tường Lâm - Bí thư BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng đoàn công tác trung ương đã đến thăm, tặng quà cho Đồn Biên phòng Pò Mã.

Tại điểm tựa 820, nhiều phần quà ý nghĩa, thiết thực đã được gửi tới cán bộ, chiến sỹ đang trực chiến nơi địa đầu Tổ quốc. Ông Nguyễn Long Hải, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp trung ương xúc động chia sẻ, được đến tận nơi - điểm tựa 820 thấy được sự gian nan, vất vả và tinh thần kiên cường, vượt khó vươn lên hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Tuổi trẻ và nhân dân cả nước đã, đang và sẽ chung tay, giúp sức cùng lực lượng Biên phòng có nhiều chương trình hướng về biên giới, hải đảo bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả hơn nữa…

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.