5 dự án giao thông lớn được khai thác vào cuối năm 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

5 dự án giao thông lớn sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác vào cuối năm 2018, gồm: Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi toàn tuyến, cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ giai đoạn 2, tuyến nối TP. Hạ Long-cầu Bạch Đằng, cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình và đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông.

Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi dài 139 km, tổng mức đầu tư hơn 34.000 tỷ đồng, được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội cho các tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

 

Đoạn cao tốc Đà Nẵng-Quảng Nam.
Đoạn cao tốc Đà Nẵng-Quảng Nam.

Khởi công xây dựng vào năm 2013, đoạn tuyến cao tốc từ Đà Nẵng-Tam Kỳ dài 65 km sử dụng vốn vay của JICA (khoảng 798,56 triệu USD) đã thông xe, đưa vào khai thác từ tháng 8-2017. Còn lại 74 km cao tốc từ Tam Kỳ đi Quảng Ngãi sử dụng vốn vay của WB khoảng 590,39 triệu USD đang hoàn thiện những hạng mục cuối.

Ông Trần Văn Tám, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC - chủ đầu tư) cho biết, dự kiến đến trước ngày 30/7, các hạng mục trên tuyến chính sẽ hoàn thành, bảo đảm các điều kiện để thông xe, đưa tuyến chính vào khai thác. Còn lại, một số nút giao trên tuyến, trong đó có nút giao Dung Quất sẽ hoàn thành vào cuối tháng 9 tới.

Khi cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đưa vào khai thác toàn tuyến sẽ rút ngắn thời gian di chuyển xuống còn hơn 1 giờ, so với khoảng hơn 3 giờ, khi lưu thông trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn từ Đà Nẵng-Quảng Ngãi như hiện nay.

Cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ cũng đang bước vào giai đoạn thi công nước rút để đưa quy mô công trình từ 4 làn xe lên 6 làn xe cao tốc hoàn chỉnh.

Hiện nhà đầu tư đã hoàn thành toàn bộ công tác mở rộng tuyến chính đã được bàn giao mặt bằng. Đối với hệ thống đường gom, tất cả phân đoạn có mặt bằng đã thi công đến đỉnh lớp subbase.

Ông Phạm Thanh Bình, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Thăng Long (đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) khẳng định: “Chúng tôi đang phối hợp với nhà đầu tư và chính quyền khẩn trương xử lý dứt điểm những vị trí còn vướng mắc về mặt bằng để bàn giao cho các đơn vị tổ chức thi công. Dự kiến, cuối tháng 12/2018, toàn bộ tuyến chính của dự án với 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường gom của dự án sẽ đưa vào khai thác”.

Khi cụm công trình cầu Bạch Đằng, cao tốc Hạ Long-cầu Bạch Đằng và cao tốc Hạ Long-Vân Đồn đưa vào khai thác sẽ góp phần rất lớn trong việc kết nối 3 trung tâm kinh tế lớn của khu vực phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Quãng đường Hà Nội-Hạ Long rút ngắn từ 180 km xuống còn 130 km, Hải Phòng-Hạ Long còn 25 km (hiện nay là 75 km), giảm thời gian lưu thông từ Hà Nội đến Hạ Long từ khoảng 3 giờ xuống còn hơn 1 giờ.

Dự án cao tốc Hạ Long-cầu Bạch Đằng dài 26 km, đến nay sản lượng đạt khoảng hơn 93%, cơ bản đã hoàn thành các hạng mục chính, bảo đảm các điều kiện để thông xe đưa vào khai thác trong quý III/2018.

Hai dự án giao thông khác đầu tư theo hình thức BOT là cầu Bạch Đằng và cao tốc Hạ Long-Vân Đồn (dài gần 60 km) cũng sẽ hoàn thành và thông xe trong quý III-2018.

 Một dự án giao thông trọng điểm khác là công trình đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông tiến độ thời gian qua cũng đã có những chuyển biến rất tích cực. Sản lượng của dự án đến nay đạt khoảng 72%. Trong đó, phần xây lắp hạ tầng chạy tàu khoảng 95% và phần lắp đặt thiết bị khoảng 50-60% so với tổng giá trị xây lắp của hợp đồng EPC.

Các nhà thầu đang tập trung lắp đặt thiết bị, công tác thi công hoàn thiện phần kiến trúc các nhà ga và khu depot, hoàn thiện cơ bản lối lên xuống. Dự án đã chính thức đóng điện mạng ngoài ngày 15/6 và phấn đấu chạy thử tàu trong tháng 8 tới.

Công trình giao thông trọng điểm cuối cùng được Bộ GTVT phấn đấu hoàn thành trong năm 2018 là đường Hòa Lạc-Hòa Bình.

Ông Bùi Quang Bát, Giám đốc Công ty TNHH BOT QL6 Hòa Lạc-Hòa Bình (doanh nghiệp dự án) cho biết, sản lượng của dự án hiện đạt trên 80%. Tồn tại lớn nhất của dự án đang phải đối mặt là ngân hàng tài trợ vốn tín dụng dừng giải ngân cho dự án từ tháng 11-2017. Hiện doanh nghiệp đang chờ ngân hàng nối lại giải ngân vốn tín dụng cho dự án để phấn đấu hoàn thành dự án trong quý IV-2018.

Theo baogiaothong

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.