4 mỏm đá "sống ảo" khiến phượt thủ Việt phát cuồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gọi là mỏm đá “sống ảo”, bởi lẽ khi lên ảnh, địa điểm này sẽ trông nguy hiểm hơn thực tế nhiều lần. Những bức ảnh được du khách chụp tại mỏm đá chênh vênh ở Quảng Ninh, Pha Luông hay Tà Xùa ở Sơn La khiến người xem rất thích thú. Đây cũng là những điểm đến trekking được dân du lịch yêu thích.

Mỏm Lúc lắc (Quảng Ninh)

Phiến đá nằm cheo leo giữa rừng sâu ở Quảng Ninh hiện thu hút rất nhiều người đến tạo dáng. Địa điểm này được người dân địa phương gọi là núi Đá chồng hay mỏm Lúc lắc. Điều khiến nó trở nên nổi tiếng là cấu tạo đặc biệt từ các phiến đá nằm chồng lên nhau.

Nếu chỉ nhìn qua ảnh, nhiều người không khỏi choáng ngợp và sợ hãi. Song thực tế, bề mặt phiến đá rất to và rộng, đủ để các bạn trẻ tạo vô vàn dáng chụp hình độc đáo.

 
Mỏm lúc lắc được phát hiện cách đây chưa lâu nhưng đã là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch.
Mỏm lúc lắc được phát hiện cách đây chưa lâu nhưng đã là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch.



Tùy vào sự sáng tạo và khéo léo lựa chọn góc của người chụp, những bức ảnh ấn tượng liên tục được ra đời. Để có một tấm hình độc đáo tại đây, các bạn phải đi xe máy qua con đường rừng hiểm trở, không có biển chỉ dẫn nên rất dễ bị lạc. Nếu không chọn cách di chuyển này, du khách sẽ phải đi bộ khoảng 8 km đường rừng và băng qua hai quả đồi.

Để đến núi Đá Chồng, du khách đến phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Tiếp đó, đi đến đoạn ngã 3, Km 11 đường Lâm Sinh và hãy hỏi người dân bản địa về địa danh nổi tiếng này.

Mỏm đá Thạch Thất (Hà Nội)

Mỏm đá ở Thạch Thất, ngay bên ngoại thành Hà Nội đang khiến nhiều người theo chủ nghĩa xê dịch, đặc biệt là giới trẻ “phát sốt” trong thời gian gần đây. Nhìn qua những bức ảnh, không ai nghĩ rằng mỏm đá Thạch Thất chỉ cách mặt đất 5 mét. Đây là khoảng cách an toàn, đem đến cho bạn cảm giác yên tâm, thỏa sức tạo hình và chụp ảnh.

 

 Mỏm đá chỉ cách mặt đất 5m, rất an toàn cho người chụp ảnh.
Mỏm đá chỉ cách mặt đất 5 mét, rất an toàn cho người chụp ảnh.


Để lên tới được mỏm đá Thạch Thất, bạn sẽ phải leo bộ khoảng 1 tiếng, địa hình khá dốc và lên cao càng có cảm giác khó thở, hãy đảm bảo bạn đủ sức khỏe cũng như trang bị đủ các vật dụng: giầy leo núi, gậy chống, nước uống… để không bị kiệt sức trước khi leo lên tới mỏm đá.
 

Nếu biết chọn góc chụp, bạn có thể có những bức ảnh
Nếu biết chọn góc chụp, bạn có thể có những bức ảnh "để đời".


Tuy nhiên, khi chinh phục được đỉnh núi, bạn sẽ thấy công sức bỏ ra hoàn toàn không hề phí phạm. Bên dưới mỏm đá là toàn bộ khung cảnh vùng quê làng mạc, cây cối, sông hồ, những dãy núi xa xa… thoắt ẩn thoắt hiện trong lớp sương giăng. Tất cả tạo sẽ cho bạn cảm giác như thể đang đứng trên một bờ vực nguy hiểm thực thụ.

Đỉnh Pha Luông (Mộc Châu, Sơn La)

Mỏm đá Pha Luông hay đỉnh Pha Luông ở Mộc Châu, Sơn La, cách Hà Nội chừng 200 km từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của các phượt thủ.

Đỉnh Pha Luông từng nổi tiếng qua những áng thơ bất hủ của nhà thơ Nguyễn Quang Dũng trong bài thơ Tây Tiến: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Với độ cao hơn 2.000 mét, ngước lên là bầu trời xanh thẳm gần ngay trước mắt, bên dưới là cao nguyên đồng cỏ rộng lớn, những dãy núi hùng vĩ sừng sững đứng nghiêm… khách du lịch dễ dàng thu lấy toàn bộ khung cảnh thiên nhiên bao la, có phần hoang sơ của Mộc Châu.

 

Pha Luông được xem như nóc nhà của vùng đất Sơn La nhiều đồi núi.
Pha Luông được xem như nóc nhà của vùng đất Sơn La nhiều đồi núi.


Với vẻ đẹp kiêu hùng vốn có, mỏm đá Pha Luông không chỉ là điểm đến quen thuộc của các thủ phượt ưa thích khám phá, tận hưởng độ cao, không ngại nguy hiểm, mà còn là chốn thiên đường để cho ra đời những bức ảnh tuyệt vời.

Đứng ở đây bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên giữa mây trời lộng gió. Du khách dễ dàng quan sát được sự chuyển động không ngừng của những đám mây, tạo ra nhiều hình thù kỳ thú. Đặc biệt, vào những hôm trời nhiều mây bạn có thể thấy cả biển mây lưng chừng núi. Vẻ đẹp nơi đây như chốn bồng lai tiên cảnh trong truyền thuyết vậy.

 

Đây là nơi ra đời của những bức ảnh tuyệt đẹp.
Đây là nơi ra đời của những bức ảnh tuyệt đẹp.



Trong mùa cao điểm, bạn có thể bắt gặp hình ảnh người ta xếp hàng để được chụp một bức ảnh ở đây. Mỏm đá ở đỉnh Pha Luông cũng là địa điểm chụp ảnh đẹp nhất mà cũng nguy hiểm nhất. Với địa hình dốc và độ cheo leo của mỏm đá, việc chen chân ra để chụp ảnh như trào lưu hiện nay không phải là một ý kiến hay với số đông.

Đầu rùa Tà Xùa (Yên Bái)

Dãy núi Tà Xùa được hợp thành từ ba đỉnh với đặc trưng là mỏm đầu rùa và sống lưng khủng long, thuộc bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Chinh phục ba đỉnh Tà Xùa không hề đơn giản, với đỉnh cao nhất 2.865 mét - thuộc hàng top những đỉnh cao nhất Việt Nam.

Thời gian cho hành trình là 3 ngày 2 đêm leo liên tục với những vật dụng cần thiết như: giày leo núi, áo khoác, lều, đèn pin và đặc biệt là nước sạch vì trên núi Tà Xùa không có suối, tìm nguồn nước rất khó khăn và xa điểm nghỉ.

 

6
Mỏm đá đầu rùa ở Tà Xùa là điểm đến ưa thích của dân phượt.


Sau khi chinh phục độ cao 2.120 mét, bạn sẽ thấy vô cùng thú vị khi gặp một “cụ rùa” với chiếc đầu nhô hẳn ra khỏi dãy núi. Đây cũng là điểm dừng chân chụp ảnh của rất nhiều đoàn leo núi.

Đường leo lên đỉnh Tà Xùa rất khó khăn, phải đi qua con dốc dựng đứng, nhiều chỗ phải bám leo chứ không chỉ trekking mà lên được nên đây là thử thách leo núi thực sự chứ không đơn thuần giống như “mỏm đá sống ảo”. Tuy nhiên sau hành trình leo, cảm giác của bạn khi đứng ở đây sẽ hoàn toàn khác hẳn, là một trải nghiệm khó quên.

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

Sẽ nâng cấp Hội Đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên quy mô cấp tỉnh

(GLO)- Chiều 9-12, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh đã có cuộc khảo thực tế tại huyện Ia Grai để đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nâng cấp Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô-tranh cúp A Sanh lên cấp tỉnh.