4 bệnh thường gặp ngày xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không nên thay đổi chế độ sinh hoạt quá nhiều, tập thể dục nhẹ nhàng, ăn nhiều chất xơ và hạn chế uống bia rượu.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết trong những ngày Tết, nhiệt độ thường lạnh và ẩm ướt tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển gây bệnh. Thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa được hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh. Tùy theo từng lứa tuổi, cơ địa, mỗi người mắc những loại bệnh khác nhau.
Rối loạn tiêu hóa
Ăn các món ăn chứa quá nhiều chất đạm và chất béo, ít chất xơ khiến nhiều người mắc phải chứng đầy bụng, khó tiêu. Uống các loại nước có ga và cồn khiến quá trình tiêu hóa bị quá tải càng làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Mọi người nên duy trì thói quen ăn nhiều chất xơ mỗi ngày có trong rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại đậu. Uống nhiều nước ngay khi thức dậy và trước khi ăn sẽ kích thích nhu động ruột giúp việc đi tiêu được dễ dàng hơn.
Viêm loét dạ dày, tá tràng
Ăn uống không điều độ, dùng nhiều chất kích thích, bia rượu, có thể gây biến chứng cấp tính như chảy máu hoặc thủng dạ dày, tá tràng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Nên hạn chế uống bia rượu. Mỗi ngày chỉ nên uống giới hạn hai ly rượu để bảo vệ sức khỏe lá gan.
 Ảnh: Woorisool
Ảnh: Woorisool
Tiêu chảy
Tiêu chảy thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Người bệnh thường bị nôn, tiêu chảy, sốt, đau bụng. Bệnh gây mất nước, rối loạn điện giải, có thể tiến triển thành mạn tính.
Người mắc tiêu chảy lập tức ngừng việc ăn uống và nôn ra hết những thực phẩm trước đó đã ăn. Sau đó, uống dung dịch nước cháo muối hoặc orezol để bù lại lượng nước và muối đã mất.
Bệnh hô hấp
Ngày Tết, nhiệt độ thường lạnh và ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Các loại đồ dùng trang trí, phấn hoa tươi dễ khiến trẻ nhỏ bị dị ứng, mắc cảm lạnh và bệnh về hô hấp.
Cần chú ý giữ ấm, vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Người bệnh nên uống nước chanh, gừng, mật ong, ăn trái cây giàu vitamin C. Không dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng với người khác. Không nên thay đổi chế độ sinh hoạt quá nhiều. Tập thể dục nhẹ nhàng buổi sáng.
Cẩm Anh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.