3 tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm A/H5N8, đã lây sang người tại Nga, Bộ NNPTNT đề nghị cấp bách khống chế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần đầu tiên Việt Nam phát hiện chủng virus cúm gia cầm A/H5N8 với 3 ổ dịch ở Hòa Bình, Cao Bằng và Quảng Ninh. Do chủng virus này có thể lây sang người nên Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương cấp bách triển khai các giải pháp khống chế ổ dịch.

3 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 chưa rõ nguồn lây

Trong tháng 6/2021, Việt Nam lần đầu tiên phát hiện được chủng virus cúm gia cầm A/H5N8 trên gia cầm. Cụ thể, tại tỉnh Hòa Bình, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 xảy ra trên đàn gia cầm 5.000 con của hộ một hộ chăn nuôi tại xã Hữu Lợi, huyện Yên Thủy.

Tại tỉnh Cao Bằng, ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 xảy ra trên đàn gia cầm 175 con của hộ một hộ chăn nuôi tại phường Ngọc Xuân, TP.Cao Bằng.


 

Người dân cần đẩy mạnh tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cho đàn gia cầm (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
Người dân cần đẩy mạnh tiêm phòng vaccine cúm gia cầm cho đàn gia cầm (ảnh minh họa). Ảnh: T.L
Bộ NNPTNT vừa có công điện khẩn đề nghị các địa phương có ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 chưa qua 21 ngày, hoặc địa phương phát hiện gia cầm có kết quả dương tính với virus cúm A/H5N8 cần xử lý tiêu hủy gia cầm, công bố dịch và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tổ chức điều tra xác định nguyên nhân, nguồn lây nhiễm để xử lý kịp thời, hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch.

Được biết, ngày 16/6/2021, lực lượng thú y phát hiện 1 mẫu giám sát cúm gia cầm chủ động tại chợ Nước Hai, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N8.

Tiếp đó, từ ngày 22-25/6, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y tỉnh của Cao Bằng đã tiến hành tăng cường lấy mẫu giám sát cúm gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống.

 Kết quả ngày 1/7 của Chi cục Thú y vùng II đã xét nghiệm, phát hiện 8/40 mẫu swab gộp (5 mẫu đơn gộp thành 1 mẫu gộp; tương đương 40 mẫu cá thể gia cầm) tại 5 chợ dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N8.

Tỉnh Quảng Ninh cũng vừa phát hiện ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8 xảy ra trên đàn gia cầm 2.000 con của một hộ chăn tại xã Vũ Oai, TP.Hạ Long.

Các địa phương đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm mắc bệnh tại các hộ chăn nuôi nêu trên và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định; đến nay không xuất hiện thêm ổ dịch mới.

Theo ông Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), nguyên nhân phát sinh dịch bệnh có thể do giống gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm mới mua về không được nuôi cách ly trước khi nhập đàn; chuồng trại không đảm bảo an toàn sinh học, điều kiện vệ sinh thú y; vị trí chuồng trại chăn nuôi thuộc khu vực đồi núi, thường xuyên có gà rừng, chim cảnh, có thể tiếp xúc với chim trời mang mầm bệnh…


 

 Để phòng chống dịch cúm gia cầm A/H5N8, Bộ NNPTNT khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. (Ảnh: Nguyễn Chương).
Để phòng chống dịch cúm gia cầm A/H5N8, Bộ NNPTNT khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. (Ảnh: Nguyễn Chương).


Về triệu chứng của bệnh cúm gia cầm A/H5N8, ông Long cho biết, gia cầm mắc bệnh cúm gia cầm thể độc lực cao (bao gồm chủng cúm gia cầm A/H5N8) có thời gian ủ bệnh ngắn, thường từ 1 - 3 ngày, có thể dài hơn tuỳ theo độc lực của virus.

Do vậy, gia cầm mắc bệnh thường bị chết đột ngột, có thể không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% tổng đàn trong vòng vài ngày; gia cầm đi không bình thường, loạng choạng, lắc đầu, run rẩy, mệt mỏi, nằm tụ tập từng đám; có các biểu hiện ở đường hô hấp như ho, khó thở, sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, thở khò khè, viêm xoang, sưng viêm mí mắt, chảy nhiều nước mắt, nhiều con sưng khớp; sưng phù đầu và mặt, sưng mí mắt, mào và dịch tím tái; xuất huyết dưới da, đặc biệt ở những chỗ da không có lông; tiêu chảy, phân loãng màu trắng hoặc trắng xanh, năng suất trứng giảm rõ rệt ở những con gia cầm đang đẻ...

Nguy cơ dịch cúm gia cầm A/H5N8 lây lan rất cao

Ông Nguyễn Văn Long nhận định trong thời gian tới, nguy cơ dịch cúm gia cầm A/H5N8 lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao do virus cúm gia cầm A/H5N8 lần đầu tiên xuất hiện tại nước ta, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây nhiễm.

Virus được phát hiện từ các gia cầm được chăn thả trên khu vực rộng, đặc biệt được phát hiện từ giám sát chủ động tại chợ buôn bán gia cầm sống, nơi việc buôn bán vận chuyển, giết mổ gia cầm diễn ra thường xuyên, điều kiện vệ sinh thú y chưa đảm bảo, việc truy xuất, tiêu hủy gia cầm mắc bệnh gặp nhiều khó khăn.

Việc giao thương buôn bán, vận chuyển gia cầm tăng cao trên tổng đàn gia cầm lớn, mật độ chăn nuôi cao, nhất là chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo an toàn sinh học.

Để khoanh vùng, khống chế các ổ dịch cúm gia cầm A/H5N8, ông Long cho biết, Cục Thú y tiếp tục cử các đoàn công tác đến các địa phương có nguy cơ cao để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và hỗ trợ triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đã và đang tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp nhập khẩu khẩn cấp vaccine phòng bệnh cúm gia cầm A/H5N8.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp đã sản xuất, cung ứng 340,3 triệu liều vaccine cúm gia cầm.

Hiện, trong kho của các doanh nghiệp đang còn 121,4 triệu liều; dự kiến sản xuất, nhập khẩu đến cuối năm 2021 là 262,8 triệu liều, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu cho công tác phòng bệnh, tiêm phòng bao vây chống dịch; trong đó, các loại vaccine phòng bệnh do chủng virus cúm gia cầm A/H5N6 gây ra và có thể sử dụng để phòng bệnh do chủng virus cúm gia cầm A/H5N8.

"Cục Thú y đã hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm 4 loại vaccine cúm gia cầm thế hệ mới và vaccine phòng chủng virrus cúm gia cầm A/H5N8, dự kiến trong tháng 8/2021 sẽ hoàn thành và sẽ xem xét, cho phép lưu hành" - ông Nguyễn Văn Long thông tin.


https://danviet.vn/3-tinh-xuat-hien-dich-cum-gia-cam-a-h5n8-da-lay-sang-nguoi-tai-nga-bo-nnptnt-de-nghi-cap-bach-khong-che-20210706171027436.htm


Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.