3 cổ vật "hiện đại" độc nhất thiên hạ, 2 trong số đó nghi vấn "xuyên không"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có một số cổ vật, đứng trên phương diện kỹ thuật mà nói, vô cùng hiện đại, thực sự khiến người ta nghi ngờ đó là những bảo vật “xuyên không”.Cả một câu chuyện kỳ bí đằng sau đó là gì?
Gần đây, chủ đề “xuyên không” trở thành đề tài hot luôn được các nhà sản xuất phim truyền hình ở Trung QUốc khai thác. Nhìn những nhân vật vượt thời gian về thời cổ đại mới thấy cuộc sống của họ khó khăn tới mức nào. Cũng trong cùng chủ đề xuyên không, không chỉ có nhân vật, mà còn có cả đồ vật cũng có khả năng cao vượt thời gian và tồn tại xuyên suốt hàng trăm thế kỷ. 
Trung Quốc là một đất nước tuyệt vời, với lịch sử lâu dài trong năm ngàn năm qua, có thể nói là có rất nhiều kho báu bảo vật quýhiếm. Và có một số cổ vật, đứng trên phương diện kỹ thuật mà nói, vô cùng hiện đại, thực sự khiến người ta nghi ngờ đó là những bảo vật “xuyên không”.
 
Đầu tiên phải kể đến chiếc cốc pha lê thời Chiến Quốc. Đầu những năm 1990, có một công nhân nhà máy gạch ở thị trấn Bán Sơn, tỉnh Hàng Châu, khi chuẩn bị công việc nung gạch, anh vô tình tìm thấy một cái lỗ hang nhỏ có đường kính dưới một mét. Ông đã kịp thời báo cáo cho văn phòng di tích văn hóa địa phương. Sau khi các chuyên gia khảo cổ của Cục di tích văn hóa tới kiểm tra và tìm hiểu, họ xác nhận đây là một ngôi mộ cổ trong thời Chiến Quốc. Vì vậy, các cơ quan chức năng đã ngay lập tức tổ chức nhân lực và bắt đầu công việc khai quật. Khi miệng hố được đào xuống độ sâu một mét từ mặt đất, có một ánh sáng rực rỡ phát ra từ phía dưới. Chẳng mấy chốc, chiếc cốc pha lê này lộ diện và được đưa về bảo tàng nhằm phục vụ công tác nghiên cứu ngay lập tức.
 
 Bảo vật thứ 2 là chiếc thước cặp làm từ đồng xanh, được phát minh bởi kẻ phản loạn Vương Mãng, triều đại nhà Hán. Hiện tại, chiếc thước đồng này được lưu giữ trong Bảo tàng Dương Châu. Nếu như không nói đây là chiếc thước cặp của 2000 năm trước, người bình thường sẽ cho rằng đây là chiếc thước cặp được làm trong thời hiện tại. Thước cặp được sử dụng có thể đo chính xác chiều dài, chiều rộng và chiều cao của vật thể. Đừng đánh giá thấp chiếc thước cặp này. Người phương Tây đã sử dụng loại vật này hơn một nghìn năm sau. Chiếc thước cặp này cũng đóng một vai trò to lớn trong nghiên cứu về lịch sử Trung Quốc cổ đại. Bởi vì chiếc thước cặp này quá tiên tiến, nhiều người nghi ngờ rằng Vương Mãng có khả năng là một nhân vật “xuyên không”. 
 
Bảo vật thứ 3, vô cùng tinh xảo, đó là đôn của Tăng Hậu Ất – Quốc quân của Tăng quốc thời Chiến quốc. Như chúng ta đã biết, các bảo vật  khai quật từ lăng mộ của Tăng Hậu Ất là những báu vật quốc gia rất quý giá. Trung Quốc đã từng tìm ra kho báu quý hiếm được khai quật từ ngôi mộ của vị Quốc quân này, đó là những chiếc chuông nghiêng. Trên thực tế, ngoài những chiếc chuông, ngôi mộ còn khai quật được những bát vật “nghịch thiên”, ví dụ như chiếc đôn đồng này. So với chuông, mặc dù kích thước của nó nhỏ, nhưng giá trị của nó không kém gì chuông. Đôn là một cấu trúc phức tạp gồm hai phần: phần trên được gọi là đôn bằng đồng, đúc 28 con rồng, cao 30,1 cm, đường kính trong 25 cm, đường kính đáy 14,2 cm, nặng 9 kg. Phần dưới là một vật thể dạng đĩa , được đúc 56 con rồng, cao 23,5 cm, đường kính lòng trong 58 cm, nặng 19,2 kg . Đây là một bảo vật có kết cấu phức tạp và tinh xảo thời Chiến quốc, đại diện cho đỉnh cao của quá trình đúc đồng cổ xưa của Trung Quốc. Nó cũng là một kho báu độc nhất vô nhị trên thế giới. Do kết cấu cực kỳ phức tạp của nó, không một chuyên gia nào có thể phục chế bản sao.
Dân việt (Theo S.S/Theo NewQQ)

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.