Tìm phương án "cứu" bảo vật "Vườn xuân Trung Nam Bắc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trao đổi với báo chí về việc lập phương án “cứu” tác phẩm “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của tác giả Nguyễn Gia Trí, ông Trịnh Xuân Yên, Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, cho biết dự kiến tháng 11 sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các nhà khoa học.

Ông Yên cho biết, hiện công tác tập hợp các thông tin tư liệu, hình ảnh trước, trong và sau khi làm vệ sinh bức tranh đang được khẩn trương thực hiện. Tiếp đó, bảo tàng sẽ gặp trực tiếp họa sĩ Nguyễn Xuân Việt, là người đã trực tiếp làm việc với họa sĩ Nguyễn Gia Trí để trao đổi thông tin cụ thể cần thiết, tham vấn các thông tin về giải pháp, cách thức, quy trình thực hiện, phương pháp tổ chức… Sau đó sẽ tổ chức hội thảo khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học, các họa sĩ… về các giải pháp và xin có ý kiến về quy trình thực hiện. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng mức độ hư hại theo đánh giá của các họa sĩ sơn mài uy tín và của hội đồng khoa học, bảo tàng sẽ đề xuất phương án và giải pháp tu sửa, làm thử nghiệm một số vị trí trên tranh.

Bức tranh
Bức tranh "Vườn Xuân Bắc Trung Nam" trước khi bị can thiệp. Nguồn: Quỹ Di sản



Trước đó, do bị can thiệp quá mức khi làm vệ sinh bề mặt, bức tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí đã bị hư hại về tinh thần, không gian, không khí, phần linh hồn của tác phẩm; do bị tác động vào bề mặt làm mất đi lớp sơn bề mặt của tác phẩm nên sự uyển chuyển, tinh tế liên kết giữa các mảng son, mảng vỏ trứng, mảng dát vàng đã không còn sự uyển nhã, huyền ảo của nghệ thuật sơn mài Nguyễn Gia Trí. Xét ở góc độ hư hại về tinh thần, không gian, không khí, phần linh hồn của tác phẩm đã bị hư hại khoảng trên 30%. Ở góc độ hư hại về vật chất, theo đánh giá, các mảng vỏ trứng bị mài mòn, bị trơ, trắng bệch, trắng vôi, mảng dát vàng bị mài mòn; nét và các mảng hình tiếp giáp nhau bị lộ, trơ, mất đi sự tinh tế uyển nhã đan xen giữa mảng và nét.

Sau khi dư luận lên tiếng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thành lập đoàn kiểm tra và ra các văn bản nhấn mạnh một số đề xuất, kiến nghị: “Tác phẩm tranh sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của họa sĩ Nguyễn Gia Trí là bảo vật quốc gia nên cần phải lưu giữ, bảo quản, ứng xử ở chế độ đặc biệt”. Bộ cũng đề nghị lãnh đạo, cán bộ Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM rút kinh nghiệm sâu sắc về sự đơn giản, tùy tiện trong công tác bảo quản, bảo dưỡng tác phẩm, thái độ ứng xử với hiện vật bảo tàng, đặc biệt với hiện vật là bảo vật quốc gia.

MAI AN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích An Phú

(GLO)- Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 580/QĐ-BVHTTDL cho phép Bảo tàng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) thăm dò, khai quật khảo cổ tại di tích An Phú (thôn 4, xã An Phú, TP. Pleiku).

Nối dài hành trình của tà áo dài

Nối dài hành trình của tà áo dài

(GLO)- Chương trình “Tặng áo dài-Trao yêu thương” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phát động khiến cho hàng ngàn chiếc áo dài được nối dài hành trình, tiếp tục viết nên những câu chuyện san sẻ đầy tình người.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.