2 triệu chứng xuất hiện rất nhanh khi nhiễm Omicron

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhà vi rút học, Giáo sư Lawrence Young, làm việc tại Đại học Warwick (Anh) đã chỉ ra 2 triệu chứng xuất hiện sớm ở người nhiễm Omicron.
Ngày càng có nhiều chuyên gia đồng ý rằng rất khó phân biệt triệu chứng giữa Omicron và cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, Giáo sư Lawrence Young đã chỉ ra sự khác biệt này, theo Express.

Một đặc điểm khác biệt của Omicron có thể chỉ ra manh mối. Ảnh: Shutterstock
Một đặc điểm khác biệt của Omicron có thể chỉ ra manh mối. Ảnh: Shutterstock
Nói với The Sun, Giáo sư Lawrence Young chia sẻ dù có sự trùng hợp giữa triệu chứng của Omicron và cảm lạnh, nhưng có vẻ sự khởi phát triệu chứng của cảm lạnh sẽ chậm hơn một chút. Khi nhiễm Omicron, người bệnh sẽ nhanh chóng bị đau đầu và mệt mỏi, theo Express.

Với Omicron, người bệnh sẽ nhanh chóng bị đau đầu và mệt mỏi nếu nhiễm bệnh. Ảnh: Shutterstock
Với Omicron, người bệnh sẽ nhanh chóng bị đau đầu và mệt mỏi nếu nhiễm bệnh. Ảnh: Shutterstock
Triệu chứng giữa Omicron với Delta có khác nhau?
Các nhà khoa học nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 ZOE của Anh đã phân tích dữ liệu triệu chứng của người nhiễm Omicron và Delta.
Phân tích không tìm thấy sự khác biệt rõ ràng trong triệu chứng của Delta và Omicron, chỉ 50% số người trải qua 3 triệu chứng đặc trưng là sốt, ho hoặc mất khứu giác hoặc vị giác.
5 triệu chứng hàng đầu của 2 biến thể là sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi, viêm họng.
Các báo cáo cũng xác định chán ăn và lú lẫn là các triệu chứng phổ biến.
Nghiên cứu của ZOE cũng cho biết hầu hết là các triệu chứng nhẹ, giống như cảm lạnh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo rằng tiêm 2 mũi vắc xin có thể không đủ để bảo vệ chống lại Omicron.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêm vắc xin mũi 3 giúp bảo vệ trước các biến thể Covid-19 tốt hơn nhiều. Vì vậy các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tiêm mũi thứ 3 nếu đủ điều kiện.
Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).