2 ca tử vong, nhiều ca nặng: Khẩn trương "giải tỏa" cho Đà Nẵng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong ngày 31/7 đã có 2 bệnh nhân Covid-19 tử vong do có quá nhiều bệnh lý nền nặng. Các chuyên gia đánh giá tình hình dịch rất phức tạp, khó lường, cần phải dồn lực dập dịch tại ổ dịch lớn nhất: Đà Nẵng.
Thành lập thêm 2 trung tâm điều trị bệnh nhân
Tính đến hết ngày 31/7, Việt Nam ghi nhận 558 trường hợp mắc Covid-19. Cụ thể, ổ dịch Đà Nẵng ghi nhận 92 trường hợp mắc Covid-19. Tại 5 tỉnh, thành phố khác trên cả nước ghi nhận thêm 24 trường hợp mắc Covid-19, gồm Quảng Nam 15 ca, Quảng Ngãi 1 ca; TP.HCM 5 ca; Hà Nội 2 ca; Đắk Lắk 1 ca. Tất cả các trường hợp này đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh tại Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Tổ trưởng Tổ điều trị "cắm chốt" tại Đà Nẵng - cho biết, để giải tỏa cho Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 đã tiếp nhận 7 ca Covid-19 nặng từ Đà Nẵng, 2 ca nặng từ Quảng Nam, nâng tổng số ca bệnh nặng mắc Covid-19 mà bệnh viện này tiếp nhận điều trị lên 19 người.

 
Ngoài ra, các bệnh nhân âm tính đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, chống độc (Bệnh viện Đà Nẵng) đã được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam và một số bệnh viện tư nhân trên địa bàn.
Những người nhà bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính được đưa đến các khu cách ly tập trung của Đà Nẵng.
"Việc di chuyển các bệnh nhân nặng âm tính đến các bệnh viện khác mất khá nhiều công sức, cần xe cứu thương và các điều dưỡng đi kèm. Bộ Y tế đã huy động xe cứu thương của các Sở Y tế từ Quảng Trị đến Bình Định để thực hiện công việc này" – ông Nguyễn Trọng Khoa cho hay. Đồng thời, Bộ Y tế và TP.Đà Nẵng đang khẩn trương thiết lập hai trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang.
Nhóm chuyên gia về chạy thận nhân tạo của Bệnh viện Bạch Mai trợ giúp thiết lập đơn nguyên chạy thận nhân tạo với 10 máy để tiếp nhận 50-60 bệnh nhân chạy thận/ngày trong vài ngày tới.
Một số bệnh nhân chạy thận dương tính với SARS-COV-2 (Covid-19) được chuyển tới Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 để điều trị cách ly.
Hôm nay, Tổ điều trị phối hợp với Sở Y tế Đà Nẵng rà soát quy trình sàng lọc, thu dung bệnh nhân để phát hiện sớm các ca mắc Covid-19 tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn.
Bệnh viện Bạch Mai quyết định điều động tới Đà Nẵng các chuyên gia về hỗ trợ tâm lý để thực hiện cổ vũ động viên nhân viên y tế đang căng mình chống dịch ở Đà Nẵng. Bệnh viện Chợ Rẫy cử ra Đà Nẵng thêm 3 bác sĩ nữa để tham gia vào việc trợ giúp thiết lập các trung tâm điều trị Covid-19, vận chuyển bệnh nhân nặng và điều trị các ca bệnh nặng.
Tình hình dịch rất khẩn trương
PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Đội trưởng Đội điều tra giám sát dịch tễ tại Đà Nẵng cho biết, tình hình dịch tại Đà Nẵng rất khẩn trương. Chỉ trong ngày 31/7, Đà Nẵng đã ghi nhận 45 ca Covid-19. Tuy nhiên, hầu hết các ca bệnh tập trung ở 3 bệnh viện đã được phong tỏa, bệnh nhân được cách ly quản lý từ vài ngày trước nên giảm bớt nguy cơ lây nhiễm ngoài cộng đồng.

 
Theo PGS Dương, khó khăn hiện nay trong công tác dập dịch là ổ dịch Covid-19 lớn hiện nay nằm trong 3 bệnh viện lớn của Đà Nẵng, đặc biệt là Bệnh viện Đà Nẵng. Các mối liên quan dịch tễ trong môi trường bệnh viện rất phức tạp, các đối tượng nguy cơ mắc rất đặc biệt, là những bệnh nhân đang có sẵn những bệnh nền rất nặng ở các khoa Hồi sức cấp cứu, Chạy thận nhân tạo... nên việc điều trị cho các bệnh nhân này rất khó khăn, đã có nhiều ca bệnh nặng.
Đồng thời, nhân viên y tế vừa phải đảm bảo song song việc điều trị cho bệnh nhân, vừa phải thực hiện các biện pháp chống dịch. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng đã có sự lây lan nhất định trong cộng đồng nên việc chống dịch càng khó khăn.
PGS Dương đánh giá: "Tình hình dịch Covid-19 hiện nay phức tạp, khó lường tại Đà Nẵng và dự báo trong những ngày tới có thể có thêm các ca mắc mới tại Đà Nẵng và có thêm các ca mắc mới tại các tỉnh, thành phố khác mà có liên quan tới những người đến và về từ Đà Nẵng. Do đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo không chỉ Đà Nẵng mà các tỉnh, thành trên cả nước đều phải tăng cường giám sát, rà soát tại cộng đồng, tại các cơ sở điều trị, lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng để nhanh chóng phát hiện ca bệnh, cách ly ngay lập tức, để sớm ngăn chặn sự lây lan". 
Tính đến hết ngày 31/7, Việt Nam ghi nhận 558 trường hợp mắc Covid-19. Cụ thể, ổ dịch Đà Nẵng ghi nhận 92 trường hợp mắc Covid-19. Tại 5 tỉnh, thành phố khác trên cả nước ghi nhận thêm 24 trường hợp mắc Covid-19, gồm Quảng Nam 15 ca, Quảng Ngãi 1 ca; TP.HCM 5 ca; Hà Nội 2 ca; Đắk Lắk 1 ca. Tất cả các trường hợp này đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh tại Đà Nẵng.
Trong chiều 31/7 cũng ghi nhận 26 ca Covid-19 là người nhập cảnh được cách ly ngay từ khi xuống sân bay, không có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Ngày 31/7 cũng ghi nhận 2 ca Covid-19 tử vong. Đây là những bệnh nhân cao tuổi, đã bị nhiều bệnh mãn tinh nhiều năm. Ca tử vong đầu tiên là bệnh nhân 428 (nam, 70 tuổi, trú tại Quảng Nam). Bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn, chạy thận nhân tạo 10 năm, tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cục bộ; tử vong do nhồi máu cơ tim trên nền nhiều bệnh lý nặng và mắc Covid-19.
Bệnh nhân tử vong thứ 2 (BN 437, nam, 61 tuổi, trú TP.Đà Nẵng) cũng có tiền sử mắc suy thận mạn, đã điều trị suy thận và chạy thận nhân tạo, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, gout; tử vong do sốc nhiễm trùng nhiều bệnh lý nặng và mắc Covid-19. Bệnh nhân này đã được sử dụng ECMO nhưng cũng không qua khỏi.
Ngoài ra, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong số các bệnh nhân đang được điều trị có 20 bệnh nhân nặng, 1 ca chạy ECMO, 11 ca đang thở máy.
Nhận định về lý do giai đoạn này có nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, trong số các bệnh nhân Covid-19 được phát hiện những ngày qua, có nhiều bệnh nhân là người lớn tuổi, đang là bệnh nhân được cấp cứu ở bệnh viện, có nhiều bệnh nền phức tạp, nhiều người đang chạy thận nhân tạo, mắc các bệnh lý tim mạch, thận, thậm chí ung thư... Do đó, khi mắc Covid-19 thì tình trạng các bệnh lý nền nặng hơn, khó điều trị hơn, diễn tiến bệnh nguy kịch cũng nhanh hơn.
Cụ thể như 2 ca tử vong đều là những bệnh nhân có 5-6 bệnh hiểm nghèo, suy kiệt sức lực.
Diệu Linh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nha Khoa Quốc Tế Việt Pháp: Nơi Đem Lại Nụ Cười Rạng Rỡ, Địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín Cho Mọi Gia Đình

Nha khoa Quốc tế Việt Pháp: Nơi đem lại nụ cười rạng rỡ, địa chỉ Nha khoa uy tín cho mọi gia đình

(GLO)-Với tôn chỉ mang đến nụ cười tự tin và sức khỏe răng miệng bền vững cho khách hàng, Nha khoa Quốc tế Việt Pháp (133 Nguyễn Tất Thành, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.