2 bệnh nhân Covid-19 phải dùng ECMO, 3 ca thở máy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tính đến tối 29/7, tại Đà Nẵng đã có 5 bệnh nhân Covid-19 nặng, trong đó 2 bệnh nhân nguy kịch phải dùng kỹ thuật tim phổi nhân tạo ECMO, 3 bệnh nhân khác phải thở máy. Đây đều là bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền.
Tại cuộc Hội chẩn quốc gia về công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện (BV) Đà Nẵng và BV Trung ương Huế chiều muộn 29/7, TS Lê Đức Nhân- Giám đốc BV Đà Nẵng cho biết, BV Đà Nẵng có 5 bệnh nhân Covid-19 nặng, các bệnh nhân này đều có bệnh lý nền là suy thận mãn, tăng huyết áp, Gout, tim mạch, COPD, thậm chí có cả bệnh ung thư.
Trong số 3 bệnh nhân nặng còn lại, ngoài bệnh nhân 416 đã can thiệp ECMO được 6 ngày, chiều 29/7, trước diễn biến sức khoẻ của bệnh nhân 437 (61 tuổi có nhiều bệnh nền như suy thận mạn, tăng huyết áp, gout, thiếu máu, suy tim, suy kiệt, rung nhĩ đã đốt điện sinh lý), ekip điều trị và các chuyên gia đã tiến hành can thiệp ECMO cho bệnh nhân này.
Như vậy, đến thời điểm này, đã có 2 bệnh nhân Covid-19 nặng, nhiều bệnh nền, đang điều trị tại BV Đà Nẵng đã can thiệp ECMO.
 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Bệnh nhân 418 tình hình sức khoẻ chưa có nhiều tiến triển dù các chỉ số thông khí, oxy vẫn đảm bảo, nhưng chỉ số nhiễm trùng tăng lên so với 2 ngày trước. Tuy nhiên bệnh nhân này vẫn chưa cần can thiệp ECMO.
TS Nhân cũng cho biết cả 3 bệnh nhân này đều đã được lấy mẫu xét nghiêm lần 2 và vẫn cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
2 bệnh nhân khác phải thở máy là bệnh nhân 436 (viêm phổi, suy hô hấp, suy thận mạn giai đoạn cuối) và bệnh nhân số 438 (viêm phổi nặng trên nền bệnh tăng huyết áp  đã 4 năm và điều trị không thường xuyên, COPD). Đây là 2 bệnh nhân được BV Đà Nẵng chuyển đến BV Trung ương Huế vào tối 28/7. 
Về sức khỏe của 2 bệnh nhân này, GS.TS Phạm Như Hiệp (BV Trung ương Huế) cho biết, ngay sau khi tiếp nhận 2 ca bệnh này, Ban lãnh đạo BV cùng các chuyên gia đã lên phương án điều trị, chỉ định sử dụng thuốc theo diễn biến sức khoẻ. Hiện cả hai bệnh nhân này đang tiếp tục thở máy, duy trì an thần.
Tại cuộc hội chẩn, BV Đà Nẵng kiến nghị nếu có thêm bệnh nhân nặng sẽ chuyển sang BV Trung ương Huế. PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu BV Trung ương Huế  nhanh chóng sắp xếp khoa phòng, lắp đặt, sắp xếp lại trang thiết bị để “chia lửa” điều trị với BV Đà Nẵng. 
Trong trường hợp BV Trung ương Huế cần hỗ trợ, phải báo cáo ngay Bộ Y tế để có phương án xử lý kịp thời, tất cả vì nỗ lực cao nhất để điều trị người bệnh hiệu quả.
Nhấn mạnh tại buổi hội chẩn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhắc lại yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, của Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và của lãnh đạo Cục Quản lý Khám chữa bệnh về việc các bệnh viện cần tuyệt đối tuân thủ yêu cầu về quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân luồng, cách ly người bệnh, điều trị, chống nhiễm khuẩn... quy định theo các văn bản của Ban Chỉ đạo Quốc gia, của Bộ Y tế và Cục Quản lý Khám chữa bệnh.
"Cuộc chiến phòng chống Covid-19 còn dài, phía trước còn rất nhiều thách thức nên đầu tiên chúng ta phải bảo vệ các y bác sĩ và nhân viên y tế để còn có người điều trị cho bệnh nhân.
Do đó, các BV tuyệt đối không được chủ quan, lơ là dù chỉ một phút trong điều trị Covid-19, bởi căn bệnh này rất nguy hiểm, lơ là một chút là bệnh nhân có thể diễn biến xấu rất nhanh. Chúng ta phải nỗ lực cao nhất, không để có bệnh nhân tử vong"- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.
Diệu Linh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?