17 đơn vị y tế được tiếp nhận thuốc Remdesivir điều trị bệnh nhân Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 18.8, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, lãnh đạo Bộ Y tế đã có quyết định phân bổ 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 đến 17 bệnh viện và Sở Y tế.

Từ ngày 8.8 đến nay, 40.000 lọ thuốc Remdisivir nhập khẩu về Việt Nam đã được Bộ Y tế cấp cho các đơn vị điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Đ. Lan
Từ ngày 8.8 đến nay, 40.000 lọ thuốc Remdisivir nhập khẩu về Việt Nam đã được Bộ Y tế cấp cho các đơn vị điều trị bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Đ. Lan
Theo quyết định của Bộ Y tế, có 17 bệnh viện (gồm các trung tâm hồi sức tích cực Covid-19), Bệnh viện đa khoa T.Ư Cần Thơ và Sở Y tế các tỉnh, thành gồm: TP.HCM, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Tây Ninh và Cần Thơ được cấp xuất thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 trong đợt này. Các địa phương có số mắc cao như TP.HCM được phân bổ nhiều hơn.
Trước đó, ngày 8.8, lô thuốc đầu tiên gồm 10.000 lọ Remdesivir đã được phân bổ đến các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM. Dự kiến từ ngày 19.8 đến hết tháng 8, sẽ có thêm khoảng 330.000 lọ Remdesivir về đến TP.HCM.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho hay, các lô thuốc tiếp theo cũng sẽ được phân bổ sớm, kịp thời chuyển đến các đơn vị điều trị bệnh nhân Covid-19. Trước mắt, ưu tiên cho TP.HCM và các nơi có số mắc cao tại phía nam. Các tỉnh, thành khác cũng sẽ được phân bổ trong tình huống cấn thiết. 
Đây là các lô Remdesivir trong số 500.000 lọ Remdesivir do Tập đoàn Vingroup nhập khẩu, tặng Bộ Y tế sử dụng điều trị bệnh nhân Covid-19. Thuốc do Công ty dược phẩm Cipla (Ấn Độ) sản xuất, dưới sự cho phép của Công ty Gilead Sciences, Mỹ.  
Ước tính, với 500.000 lọ thuốc này có khả năng hỗ trợ điều trị cho khoảng 80.000 bệnh nhân Covid-19.
Về chỉ định điều trị, Bộ Y tế cũng đã có Công văn số 6573/BYT-KCB ngày 12.8, hướng dẫn triển khai sử dụng thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 do Tập đoàn Vingroup hỗ trợ.
Tại công văn trên, Bộ Y tế cho biết, theo hướng dẫn tạm thời sử dụng thuốc Remdesivir 100 mg (5 mg/ml) của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), thuốc Remdesivir chỉ định dùng cho bệnh nhân Covid-19 điều trị nội trú tại bệnh viện là các bệnh nhân có suy hô hấp phải thở ô xy, thở HFNC, hoặc thở máy không xâm nhập.
Thời điểm dùng thuốc Remdesivir trong vòng 10 ngày đầu từ khi khởi phát bệnh, nên phối hợp với Dexamethasone. Ưu tiên sử dụng cho nhóm nguy cơ cao như: người trên 65 tuổi, người có bệnh nền, béo phì (chỉ số BMI trên 25). Không bắt đầu sử dụng cho bệnh nhân cần thở máy xâm nhập, ECMO…
Remdesivir là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân Covid-19 từ 22.10.2020.
Với khả năng rút ngắn thời gian chữa trị và đẩy nhanh phục hồi ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị, hiện được coi là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận nhất.
Theo Liên Châu (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?