151 tác phẩm vào chung khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XV năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Được chọn vào chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu về nội dung, hình thức, có tính định hướng dư luận xã hội. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản biện sâu, có hiệu quả xã hội tích cực.

Quang cảnh buổi chấm chung khảo. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Quang cảnh buổi chấm chung khảo. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)


Vòng chung khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XV, năm 2020 đã khai mạc ngày 2/6, tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, ông Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chung khảo, nhận định qua 15 năm với 15 mùa giải, Giải Báo chí quốc gia càng nhận được sự tham gia chủ động, tích cực, hào hứng của các cấp hội, các cơ quan báo chí, hội viên nhà báo, cộng tác viên trong cả nước.

Mùa giải năm nay, các ban giúp việc của Hội đồng giải và Hội đồng sơ khảo đã nỗ lực làm việc, trong thời gian ngắn vẫn kịp triển khai các công việc chấm sơ khảo với tiến độ sớm hơn 1 tháng và đúng yêu cầu của quy trình tổ chức và điều lệ giải.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, nhiệt tình, Hội đồng sơ khảo đã trình Hội đồng chung khảo các tác phẩm tiêu biểu về nội dung, hình thức, có tính định hướng dư luận xã hội.

Cụ thể, từ 1.823 tác phẩm dự thi có 151 tác phẩm đã được lựa chọn vào vòng chung khảo. Đây là năm có số lượng tác phẩm tham dự giải cao nhất từ trước đến nay).

Tham dự Giải năm nay có hơn 114 đơn vị cấp hội và 190 cộng tác viên tham dự ở 11 loại giải theo quy định.

Đặc biệt, đây là năm đầu tiên có tất cả 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố tham dự. Đây là kết quả của sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các cấp hội và hội viên trong cả nước đối với Giải báo chí quốc gia.

 

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu phát biểu. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu phát biểu. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)


Báo cáo đánh giá về chất lượng các tác phẩm dự thi vòng sơ khảo cho thấy về nội dung, các tác phẩm dự giải đã bám sát các chủ đề lớn từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các mặt khác của đời sống chính trị của đất nước.

Nổi bật là phản ánh đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XIII của Đảng; công tác phòng, chống dịch COVID-19; tình hình khắc phục bão lũ, nhất là ở miền Trung, hạn mặn nặng nề ở miền Nam...

Các tác phẩm thời sự có đề tài phong phú, phản ánh trung thực, kịp thời, toàn diện các sự kiện thời sự, vấn đề thời sự của đất nước, của địa phương.

Báo chí tham gia trực tiếp vào công cuộc phòng, chống đại dịch, phản ánh nỗ lực của Đảng, Nhà nước, nhân dân trong thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được phản ánh sâu sắc, kịp thời. Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản biện sâu, nắm vấn đề, có hiệu quả xã hội tích cực.

Được chọn vào chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu về nội dung, hình thức, có tính định hướng dư luận xã hội, có tính định hướng dư luận xã hội.

Nhiều tác phẩm có tính phát hiện, phản biện sâu, nắm vấn đề, có hiệu quả xã hội tích cực, có tính định hướng dư luận xã hội, có tính định hướng dư luận xã hội, hiệu quả tác động xã hội tốt, thể hiện tính phát hiện, phản biện, đấu tranh phê phán cũng như biểu dương xây dựng cái mới.

Các tác phẩm nhiều kỳ chiếm tỷ lệ ngày càng cao, cho thấy đề tài được đầu tư công phu, bài bản. Các tác phẩm phát thanh, truyền hình có nhiều tương tác với công chúng hơn. Một số tác phẩm khai thác thế mạnh của internet khi làm chương trình, giúp công chúng có thể tham gia, góp ý.

Báo điện tử có hình thức thể hiện mới, hiện đại của báo chí điện tử như long-form, megastory,... tiếp tục được sử dụng nhiều hơn.

Vòng chung khảo Giải Báo chí quốc gia 2020 diễn ra trong hai ngày 2 và 3/6.

Theo Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.