13 bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch, nhiều ca phải thở máy, ECMO

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến 10 giờ sáng 3-8, các cơ sở y tế đang điều trị cho 13 bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng nguy kịch và nặng; ngoài ra có hơn 20 bệnh nhân khác tiên lượng nặng, phải điều trị tích cực.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, cho biết đến 10 giờ sáng ngày 3-8 đã ghi nhận 621 trường hợp mắc Covid-10. Trong đó, đã chữa khỏi cho 373 ca (chiếm 60%); 6 ca tử vong, chiếm (1%). Hiện có 13 bệnh nhân nặng và nguy kịch có thở máy xâm nhập, điều trị tích cực, can thiệp ECMO; 21 bệnh nhân khác nặng, tiên lượng nặng, cần điều trị tích cực. Ngoài ra, 67 bệnh nhân khác biểu hiện lâm sàng nhẹ được theo dõi chặt chẽ.
Các bệnh nhân nặng và nguy kịch đang được điều trị tại các cơ sở y tế gồm: Bệnh viện Trung ương Huế (là bệnh nhân từ Bệnh viện Đà Nẵng chuyển đến), Bệnh viện Đà Nẵng; Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Quảng Nam và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.
Hầu hết bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch là người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền phức tạp, nhiều người đang chạy thận nhân tạo, mắc các bệnh lý tim mạch, thận, thậm chí ung thư...

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - Ảnh: Bộ Y tế
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - Ảnh: Bộ Y tế
Theo ông Khuê, trong các bệnh nhân nguy kịch, hiện có 6 bệnh nhân phải thở máy xâm nhập, điều trị tích cực và can thiệp ECMO. "Hiện tất cả các bác sĩ giỏi được huy động điều trị cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch. Vì đa số bệnh nhân là người cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền phức tạp. Mọi diễn biến của bệnh nhân đều được theo dõi sát và được điều hành qua Trung tâm quản lý điều hành hỗ trợ trực tuyến chẩn đoán và điều trị Covid-19 đặt tại Cục quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế"- ông Khuê nói.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh theo dõi sát tình hình diễn biến bệnh dịch Covid-19 để phát hiện mọi trường hợp nghi ngờ và các trường hợp đến từ các vùng có bệnh nhân mắc Covid-19, phân luồng, xử trí cách ly kịp thời. Các bệnh viện thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo và của Cục quản lý Khám, chữa bệnh. Thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Đến nay, đợt dịch Covid-19 mới đã ghi nhận 9 tỉnh, thành phố có ca bệnh gồm: Đà Nẵng (121), Quảng Nam (34), Đắk Lắk (3), TP HCM (8), Quảng Ngãi (3), Hà Nội (2), Thái Bình (1), Đồng Nai (1), Hà Nam (1).

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm hỏi bệnh nhân Covid-19 - Ảnh: Lê Bảo
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thăm hỏi bệnh nhân Covid-19 - Ảnh: Lê Bảo
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng vừa có công văn gửi Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM đề nghị khẩn trương huy động các chuyên gia đến đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam hỗ trợ đào tạo và trực tiếp tham gia điều trị người bệnh Covid-19.
Tại tỉnh Quảng Nam hiện có 3 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế hoặc trực thuộc tỉnh đang điều trị bệnh nhân, đó là: Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh Quảng Nam (điều trị 10 ca), Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam (hiện điều trị 16 ca), Bệnh viện đa khoa Khu vực Miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam (1 ca).
N.Dung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.

Hễ sốt là truyền dịch, SOS!

Hễ sốt là truyền dịch, SOS!

Không ít người có phản xạ: Hễ sốt là truyền dịch. Họ tôn sùng phương pháp này đến mức cho rằng đó chính là liều thuốc thần kỳ đẩy lui cơn sốt, nhất là khi đã khẳng định nguyên nhân sốt là do virus.