106 bệnh nhân COVID-19 nặng tại TP. Hồ Chí Minh hồi phục ngoạn mục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong 106 bệnh nhân từ nặng chuyển sang nhẹ có 67 bệnh nhân không cần thở ôxy, 39 bệnh nhân còn thở ôxy gọng kính..., đủ điều kiện để có thể chuyển về điều trị ở các "tầng tháp" thấp hơn.

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN)
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN)
Tối 20/7, tiến sỹ, bác sỹ Đỗ Quốc Huy, Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết sau một thời gian ngắn được điều trị tích cực, 106 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đã hồi phục ngoạn mục, có thể chuyển về các "tầng tháp" thấp hơn để tiếp tục theo dõi, điều trị.
Đây là nỗ lực không mệt mỏi của các y bác sỹ Bệnh viện Hồi sức COVID-19 trong những ngày vừa qua.
Theo bác sỹ Đỗ Quốc Huy, trong 106 bệnh nhân từ nặng chuyển sang nhẹ có 67 bệnh nhân không cần thở ôxy, 39 bệnh nhân còn thở ôxy gọng kính... Các bệnh nhân này đã đủ điều kiện để có thể chuyển về tiếp tục theo dõi, điều trị ở các "tầng tháp" thấp hơn, nhường chỗ cho các bệnh nhân nặng ở tuyến dưới chuyển lên.
Theo chiến lược "tháp 4 tầng" trong điều trị COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 là đơn vị ở tầng cao nhất của đỉnh tháp với quy mô 1.000 giường bệnh chịu trách nhiệm điều trị cho các trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch. Đây được xem là chốt chặn cuối cùng trong công tác điều trị COVID-19 tại Thành phố.
Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19, cho biết tính đến chiều 20/7, đơn vị này đã tiếp nhận điều trị cho 249 bệnh nhân.
Trong tuần này, Bệnh viện sẽ hoàn thành giai đoạn 1 với khả năng tiếp nhận 460 bệnh nhân và nâng công suất lên 700 bệnh nhân ở tuần tiếp theo.
Với sự huy động nguồn lực, trang thiết bị của các bệnh viện trong Thành phố và của Bộ Y tế, dự kiến Bệnh viện sẽ tiếp tục đạt mức công suất tối đa trong thời gian ngắn nhất.
Hiện Bệnh viện Hồi sức COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh có 651 nhân viên y tế đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Ung bướu... và nhân viên y tế chi viện từ các Bệnh viện 71 Trung ương, Bệnh viện 74 Trung ương, Sở Y tế Phú Thọ, Sở Y tế Hải Phòng...
Nhằm "chia lửa" với ngành y tế Thành phố trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, mới đây, Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Quân Y 175 (Bộ Quốc Phòng) đã chính thức đi vào hoạt động với quy mô 200 giường. Đây sẽ là nơi phụ trách điều trị các bệnh nhân ở mức độ vừa và nặng.
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Quân Y 175, cho biết ngay khi nhận được lệnh từ Bộ Quốc phòng, chỉ trong 48 giờ Bệnh viện đã khẩn trương triển khai trung tâm điều trị cho bệnh nhân nặng và vừa, với các trang thiết bị như máy thở, hệ thống dưỡng khí, hệ thống lọc máu và kể cả hệ thống ECMO...
Bệnh viện Quân y 175 đã phối hợp cùng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng các quy chế, quy định, hướng dẫn về việc tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 cũng như lên phương án mua sắm, nâng cấp thêm các trang thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác điều trị, sẵn sàng cho các trường hợp số lượng bệnh nhân gia tăng.
Đinh Hằng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

Bộ Y tế họp khẩn toàn quốc về dịch sởi

(GLO)- Chiều 15-3, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng-chống bệnh sởi. Tại điểm cầu trung ương, bà Đào Hồng Lan-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị.