100 năm báo chí cách mạng Việt Nam: Khai sinh tờ báo cách mạng đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đầu những năm 1920, khi phong trào yêu nước ở VN lâm vào khủng hoảng, sự phát triển của cách mạng đòi hỏi một lực lượng tiên phong mới, một tổ chức chính trị đúng đắn và đặc biệt là một tờ báo cách mạng để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin.

Ngày 5.6.1911, tại bến cảng Sài Gòn, Nguyễn Ái Quốc rời VN trên con tàu Amiral Latouche-Tréville trong vai trò phụ bếp. Đây là điểm khởi đầu cho hành trình bôn ba khắp thế giới của người thanh niên yêu nước, với mục tiêu tìm ra con đường giành độc lập cho dân tộc VN.

Báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của VN. Ảnh: Tư liệu
Báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên của VN. Ảnh: Tư liệu

Ngòi bút mở đường

Thuở đầu đặt chân đến đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc chưa có gì trong tay ngoài ý chí sắt đá và khát vọng giải phóng dân tộc. Không xuất thân từ môi trường báo chí chuyên nghiệp, nhưng Người sớm nhận ra: Muốn đánh thức lương tri cá nhân, muốn tranh đấu giữa nơi ngôn luận sôi động của phương Tây, thì phải có một vũ khí - đó là ngòi bút sắc bén.

Không trường lớp chính quy, lấy thực tiễn để rèn giũa, Nguyễn Ái Quốc học viết báo bằng những mẩu tin tiếng Pháp chỉ 5 - 6 dòng, rồi dần dần viết dài hơn, không chỉ là tin tức, mà còn là bài nghị luận, phiếm luận, rồi truyện ngắn, sáng tác văn chương... Người trở thành một cây bút của báo chí cánh tả, và cộng tác với nhiều tờ báo ở Pháp. Bút danh Nguyễn Ái Quốc được ghi dưới 86 bài viết đăng trên nhiều báo khác nhau. Cuối năm 1924, khi tới Quảng Châu, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị cho việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Để tăng cường truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, thức tỉnh thanh niên, công nhân và nhân dân VN, phổ biến các phương pháp tiến hành cách mạng, Người chủ trương thực hiện một tờ báo. Ngày 21.6.1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên bằng tiếng Việt, phát hành hằng tuần, in trên giấy sáp với số lượng khoảng 100 bản mỗi kỳ.

Nguyễn Ái Quốc không chỉ sáng lập mà còn trực tiếp chỉ đạo và tham gia vào quá trình viết, biên tập, in ấn và phát hành tờ báo. Trong nhiều bài viết, Người luôn thể hiện rõ thông điệp: "Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt (Đường Kách Mệnh, 1927). Chính vì vậy, tờ Thanh Niên không chỉ là phương tiện thông tin mà còn là công cụ giác ngộ chính trị.

Các tác phẩm báo chí của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Thanh Niênvà các báo quốc tế thời kỳ này không chỉ là sự kết hợp giữa lý luận cách mạng với ngôn ngữ sắc sảo, mà còn mang tính định hướng chiến lược, góp phần quan trọng vào sự ra đời của Đảng Cộng sản VN. Chính từ hành trình kiên trì ấy, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người thắp sáng ngọn lửa, mở đường cho nền báo chí cách mạng nước nhà.

Báo Thanh Niên - tờ báo cách mạng đầu tiên

Tờ báo xuất bản mỗi tuần một kỳ, thường ra 4 trang, nhưng có khi chỉ có 2 trang hoặc lên đến 5 trang. Khổ báo không đều nhau, nhưng thường là 18 x 24 cm. Trang báo chia làm hai cột, đăng tải các bài nghị luận, tin tức, vấn đáp, khẩu hiệu, minh họa… Các bài viết trên báo Thanh Niên thường ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, có tính thuyết phục cao. Bài dài nhất, có khi đăng tải thành 2, 3 kỳ cũng chỉ dưới 1.000 chữ. Các bài viết thường là 300 - 500 chữ.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội lần thứ III những người viết báo VN (8.9.1962). Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Đại hội lần thứ III những người viết báo VN (8.9.1962). Ảnh: Tư liệu TTXVN

Tờ Thanh Niên xuất bản bí mật ở Quảng Châu, Trung Quốc. Sau khi in xong, phần lớn các số báo được bí mật chuyển về VN. Tờ báo đã trở thành ngọn đuốc soi đường, khơi dậy niềm tin, lý tưởng và hun đúc tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng trong lòng thanh niên VN: "Báo Thanh Niên do Bác sáng lập và viết nhiều bài, mỗi lần mang về nước là chúng tôi truyền tay nhau đọc đến nhàu nát, rồi chép đi chép lại đến thuộc lòng. Lúc này, tuy chưa được gặp Bác nhưng qua sách, báo của Bác, chúng tôi đã học được ở Bác rất nhiều. Học Bác về lý tưởng cách mạng và cách làm cách mạng. Học Bác về cách tổ chức một đoàn thể. Học Bác về chủ nghĩa yêu nước thương dân, ghét bọn ăn bám, bóc lột. Bài học đầu tiên mà Bác dạy cho chúng tôi là bài học "tư cách người cách mạng" (Hoàng Quốc Việt, Con đường theo Bác, NXB Thanh Niên, năm 1990).

Báo Thanh Niên duy trì hoạt động trong khoảng 5 năm (1925 - 1930). Báo kết thúc khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển thành nhiều tổ chức cách mạng ở trong nước, mỗi tổ chức lại có một tờ báo riêng làm cơ quan ngôn luận. Tiếp bước Thanh Niên là nhiều tờ báo bí mật của Đảng ở trong nước lần lượt ra đời trước và ngay sau ngày 3.2.1930, từ Tranh Đấu, Cờ Vô Sản, Đỏ, Lao Động đến Người Lao Khổ, Sóng Cách Mệnh, Xi Moong, Than, Bồi Bếp... (còn tiếp)

Với vai trò của báo Thanh Niên, ngày 5.2.1985, Ban Bí thư T.Ư Đảng ra Quyết định số 52/QĐ-TW lấy ngày 21.6 hằng năm làm ngày Báo chí VN. Đến 21.6.2000, nhân kỷ niệm 75 năm ngày ra đời báo Thanh Niên, Bộ Chính trị - theo đề nghị của Hội Nhà báo VN - đã quyết định đổi tên thành "Ngày Báo chí Cách mạng VN".

Theo Đoàn Khuyên - Đăng Huy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bé An Nhiên có niềm đam mê và tình yêu đặc biệt với cây đàn t'rưng. Ảnh: Vũ Chi

Nahria Rose An Nhiên và tình yêu tiếng đàn t’rưng

(GLO)- Mới 8 tuổi nhưng cô bé dân tộc Cơ-ho Nahria Rose An Nhiên đã bộc lộ năng khiếu đánh đàn t’rưng. Với khả năng làm chủ sân khấu cùng ngón đàn điêu luyện, các tiết mục trình diễn của em luôn nhận được những tràng pháo tay không ngớt từ khán giả.

Xếp từng hạt gạo thành tranh

Xếp từng hạt gạo thành tranh

Cha mẹ làm nông, cả tuổi thơ của Trương Kim Ngân (sinh năm 1994) đã quen với việc gieo mạ, gặt lúa. Về sau, theo nghề họa sĩ - nghệ nhân, chị vẫn để bàn tay mình gắn bó với từng hạt gạo thân yêu thay vì chỉ có cọ, màu, giấy vẽ…

Khi sông gặp biển

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khi sông gặp biển

(GLO)- Giữa dòng chảy ký ức, bài thơ "Khi sông gọi biển" của tác giả Nguyễn Thanh Mừng gợi về hình bóng con sông xưa với lời hẹn thơ ngây, thể hiện nỗi niềm tiếc nuối trước những đổi thay. Sông vẫn đợi, chỉ người đã không còn như trước.

Người nối dài tình yêu với dân ca Jrai

Người nối dài tình yêu với dân ca Jrai

(GLO)- Suốt 50 năm qua, bà Kpă H’Mi (SN 1961, buôn Chư Jú, xã Ia Rsai, huyện Krông Pa) vẫn luôn say mê những giai điệu dân ca Jrai. Bà là niềm tự hào của buôn làng khi không chỉ lưu giữ mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ thêm yêu và gắn bó với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Mắt hạ cho nhau

Thơ Lenguyen: Mắt hạ cho nhau

(GLO)- "Mắt hạ cho nhau" của Lenguyen là khúc ngân dịu dàng của tuổi học trò, nơi bằng lăng tím, phượng đỏ và tiếng ve gọi về ký ức. Bài thơ chan chứa hoài niệm, tiếc nuối những rung động đầu đời chưa kịp nói thành lời.

“Tên Người là cả một niềm thơ”

“Tên Người là cả một niềm thơ”

(GLO)- Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai) hiện trưng bày, giới thiệu nhiều hình ảnh, tài liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác. Một trong số đó là tập sách “Tên Người là cả một niềm thơ” do ông Nguyễn Khoa-Cán bộ lão thành cách mạng trao tặng năm 2004.

Mới mẻ “Trang sách mùa hè”

Mới mẻ “Trang sách mùa hè”

(GLO)- 12 năm liên tục duy trì chương trình “Trang sách mùa hè” cũng là chừng ấy thời gian cán bộ, viên chức Thư viện tỉnh dành nhiều tâm huyết để tạo ra một không gian vừa học vừa chơi mới mẻ, hấp dẫn.

Tháng năm nhớ Người

Tháng năm nhớ Người

(GLO)- Bài thơ “Tháng năm nhớ Người” của Lenguyen khắc họa hình ảnh Bác Hồ qua ký ức làng quê, tình mẹ, giọt lệ, hương sen và ánh nắng Nam Đàn,... như lời tri ân sâu lắng dành cho vị Cha già kính yêu của dân tộc suốt đời vì dân, vì nước.

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.