10 bất ngờ ít ai biết về thành phố trong mơ Dubai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau thời kỳ phát triển nhờ dầu mỏ, Dubai hướng đến xây dựng mình trở thành một trung tâm giải trí và điểm đến toàn cầu. Du khách sẽ khám phá nhiều điều bất ngờ về thành phố này.

 

Bạn sẽ ít gặp người địa phương: Người dân Emirate sống khá khép kín và tránh xa các khu đông khách du lịch. Thường thì bạn sẽ chỉ gặp người Emirate ở cửa hải quan. Nếu muốn tiếp xúc và trải nghiệm văn hóa bản địa, bạn có thể tới Bảo tàng Văn hóa Sheikh Mohammed để tham gia các lớp học nấu ăn, tham quan di sản, hay thưởng thức bữa tối truyền thống. Cư dân sống ở đây chủ yếu là người nước ngoài, với tỷ lệ 6:1 so với người Emirate. Ảnh: Telegraph.

 

 

Phần lớn thành phố không cao như ta nghĩ: Dubai có 1.344 tòa cao ốc đã hoàn thiện, so với Hong Kong là 6.606 tòa và New York là 6.180 tòa. Thành phố này có tòa tháp cao nhất thế giới - Burj Khalifa (828 m). Đài phun nước Dubai cũng không phải đài cao nhất thế giới - xếp sau công trình của Vua Fahd ở Ả Rập Saudi. Dubai cũng không có tòa cư dân cao nhất thế giới. Tháp Princess của Dubai chỉ có 413 mét, thua số 432 đại lộ Park 13 mét. Ảnh: Citypremieredubai.
 

 

Cảnh sát lái siêu xe: Với lượng siêu xe xuất hiện nhan nhản trên đường phố Dubai, cảnh sát không thể đi những chiếc Ford cũ rích được. Để có thể đuổi kịp những người vi phạm, họ được trang bị các loại xe của Lamborghini, Ferrari, Bentley, McLaren, BMW và Bugatti. Ảnh: CNN.


 

 

“Mang ơn” Abu Dhabi: Burj Khalifa, tòa tháp cao nhất thế giới ở Dubai, sẽ không được hoàn thiện nếu thiếu sự giúp đỡ về tài chính từ Abu Dhabi, tiểu vương quốc “hàng xóm” của Dubai. Trước khi khánh thành vào năm 2010, tòa tháp này có tên Burj Dubai (nghĩa là Tháp Dubai), nhưng đã được đặt lại tên theo Tiểu vương Khalifa bin Zayed Al Nahayan của Abu Dhabi, Tổng thống UAE. Ông là người giúp Dubai thoát khỏi vũng lầy của suy thoái tài chính. Ảnh: Tripadvisor.

 

 

Những công trình không được xây dựng: Dubai nổi tiếng với nhiều công trình vượt quá sức tưởng tượng của con người, như quần đảo nhân tạo hay tòa tháp cao kỷ lục. Ngoài ra, thành phố này còn nhiều thiết kế khác thường không được xây dựng. Trong đó, thành phố Cờ vua Quốc tế (gồm 32 cao ốc đen trắng xen kẽ như bàn cờ), tháp Steven Gerrard hay tháp Dynamic (các tầng có thể xoay chuyển) đều là các dự án chỉ nằm trên giấy. Ảnh: SkyscraperCity.

 

 

Những khoản tiền rơi khổng lồ được trả lại: Năm 2015, một hành khách để quên 45.000 USD tiền mặt ở nhà vệ sinh tại sân bay Dubai và đã được nhận lại. Trong bốn tháng đầu năm 2016, sân bay Dubai đã nhận được 11.500 USD tiền mặt để quên chờ trả cho người mất. Hai chiếc nhẫn kim cương trị giá 43.000 USD cũng được nộp cho cảnh sát. Tháng 10 năm 2016, một tài xế taxi đã trả lại túi vàng trị giá hơn 1 triệu USD cho hành khách bỏ quên. Ảnh: Xclusive Yachts.

 

 

Nam giới nhiều hơn hẳn nữ giới: Trong số 2,5 triệu người Dubai, 1,7 triệu là nam giới, tương đương 70%. Điều này là do phần lớn người nước ngoài ở Dubai là những người đàn ông rời bỏ gia đình tới đây làm việc. Phần lớn dân số nơi đây nằm trong độ tuổi từ 25-44. Ảnh: Al Arabiya English.
 

 

Thái tử Dubai là người mê thể thao mạo hiểm: Thái tử Hamdan bin Mohammed Al Maktoum, con trai của Tiểu vương Dubai, đam mê các môn thể thao như nhảy dù, nuôi chim ưng, lặn biển... Tài khoản Instagram của Thái tử ít có những hình ảnh thể hiện cuộc sống hào nhoáng, dù máy bay riêng hay bạn bè nổi tiếng đôi khi xuất hiện. Chủ yếu đó là ảnh chơi thể thao, ảnh chụp với gia đình... Ảnh: Aquila Style.

 

 

Thành phố ngọc trai: Trước du lịch, Dubai kiếm tiền nhờ dầu mỏ. Còn trước thời dầu mỏ, đánh cá, nông nghiệp và lặn bắt ngọc trai là những ngành kinh tế chính ở xứ xở sa mạc này. Vào đầu thế kỷ 20, lạch Dubai là nơi neo đậu của hơn 300 con tàu săn ngọc trai, với hơn 7.000 thủy thủ. Họ lặn khoảng 14 tiếng mỗi ngày, từ giữa tháng 5 tới đầu tháng 9. Ảnh: What's On Dubai.

 

 

Bạn có thể mua nhiều thứ từ máy bán hàng tự động: Máy ATM vàng ở siêu thị Dubai Mall cho du khách mua từ tiền xu tới miếng vàng 24k. Máy có màn hình hiển thị giá thay đổi 10 phút một lần để theo kịp biến động của thị trường. Tới cửa hàng Sharaf DG ở siêu thị Times Square Centre, bạn có thể mua laptop, máy tính bảng, máy ảnh và điện thoại từ máy bán hàng tự động. Ảnh: Gold Price.

 

 

Thành phố Dubai (khu vực khoanh đỏ trên bản đồ) là một trong 7 tiểu vương quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, nằm ở phía nam vịnh Ba Tư. Ảnh chụp màn hình.

Theo zing/Telegraph

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.