Zelensky-Putin: Kẻ cần, người không vội, vì sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong những ngày gần đây, ở châu Âu dấy lên nhiều đồn thổi và ngay cả tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky cũng như tổng thống Nga Vladimir Putin cũng xa gần đề cập đến khả năng có cuộc gặp giữa hai vị tổng thống này trong thời gian tới. 
 
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky.
Khác với người tiền nhiệm, ông Zelensky khi còn vận động tranh cử tổng thống ở Ukraine cũng như từ khi lên cầm quyền ở đất nước này đều vẫn có ý sẵn sàng gặp ông Putin, cho rằng nếu muốn giải quyết cả chuyện ly khai và nội chiến lẫn vấn đề Crimea thì phía Ukraine phải tiếp xúc và đối thoại với Nga chứ không thể cự tuyệt mọi trao đổi trực tiếp cũng như giáp tiếp với Nga như ở thời người tiền nhiệm của ông Zelensky là ông Petro Poroshenko. Ông Putin tuy không loại trừ khả năng sẽ có gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với ông Zelensky, nhưng luôn dè dặt chứ không mặn mà, chỉ để ngỏ khả năng chứ không xúc tiến. Từ sau khi ông Zelensky đắc cử tổng thống ở Ukraine, ông Putin cho thấy không những không chủ ý tranh thủ người mới này mà còn có những biện pháp chính sách gây khó dễ nhiều hơn cho Ukraine như tạo thuận lợi cho việc cấp hộ chiếu Nga cho những người Ukraine ở các khu vực ly khai chính phủ Ukraine hay cho người Ukraine hiện lưu trú ở Nga và tuyên bố của ông Putin sẵn sàng cấp hộ chiếu Nga cho tất cả người Ukraine.
Thực trạng hiện tại trong suy tính sách lược của hai người này cho thấy ông Zelensky cần cuộc gặp và trao đổi với ông Putin cấp thiết hơn là ngược lại. Thực trạng ấy có thể được giải thích như sau.
Ở Ukraine, ông Zelensky đã chính thức cầm quyền nhưng không có đảng phái chính trị của mình trong quốc hội hiện tại. Vào tháng 10 tới này, quốc hội Ukraine sẽ được bầu lại và ông Zelensky cần phải có được đa số cho đảng phái chính trị của mình trong quốc hội mới để có thể yên ổn cầm quyền. Cho nên đối với người này, việc vận động bầu cử quốc hội hiện còn quan trọng hơn cả chuyện cầm quyền.
Trong tình cảnh hiện tại, tiếp xúc trực tiếp được với ông Putin, cho dù với kết quả mà ai cũng biết trước được là Ukraine không thể giành về Crimea và chưa thể chấm dứt được tình trạng ly khai và nội chiến, vẫn giúp ông Zelensky tăng được đáng kể vị thế và uy tín cá nhân trong cộng đồng cử tri ở Ukraine, thể hiện sự chủ động và năng lực vận hành chính sách đối ngoại, bảo vệ lợi ích quốc gia và nỗ lực tìm kiếm thoả hiệp với Nga. Ông Zelensky ý thức được rằng càng đạt được thoả hiệp với Nga sớm bao nhiêu thì càng có thể có lợi cho Ukraine bấy nhiêu vì theo thời gian, vấn đề Ukraine sẽ bị mất dần tính thời sự, các đồng minh hiện tại của Ukraine sẽ dần bớt đối đầu để chuyển sang hợp tác với Nga.
Việc Nga trở lại Hội nghị nghị viện của Hội đồng châu Âu (PACE) và cuộc gặp giữa ông Putin với tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G20 ở thành phố Osaka của Nhật Bản là những bằng chứng mới nhất và những báo động mới đây nhất đối với Ukraine. Qua đó chẳng phải có thể thấy là vấn đề Ukraine bắt đầu không còn cản trở gì Nga nữa trên chính trường thế giới và quan hệ quốc tế cũng như giữa Mỹ và các đồng minh của Ukraine ở châu Âu bất đồng quan điểm ngày càng thêm sâu sắc về Nga và Ukraine theo hướng bất lợi cho Ukraine và có lợi cho Nga.
Ông Putin để ngỏ khả năng gặp ông Zelensky thôi chứ chắc sẽ không gặp người này trong thời gian trước cuộc bầu cử quốc hội sắp tới ở Ukraine. Cách làm này giúp ông Putin tác động trực tiếp vào nội bộ Ukraine, phân rẽ chính trường và xã hội Ukraine và hậu thuẫn gián tiếp những phe phái chính trị thân Nga ở Ukraine. Sau cuộc bầu cử quốc hội ấy, ông Putin sẽ tuỳ liệu vào kết quả bầu cử và cục diện quyền lực trong quốc hội Ukraine mà quyết định có gặp ông Zelensky hay không, gặp ở đâu vào thời điểm nào và trong khuôn khổ ngoại giao nào. Có thể đấy sẽ là một cuộc gặp song phương bên lề sự kiện quốc tế nào đó hoặc gặp đồng thời với một hay nhiều bên khác nữa.
Khác với người tiền nhiệm ở Ukraine, ông Zelensky phải dựa cậy vào sự hậu thuẫn của đông đảo cử tri người Ukraine gốc Nga nói tiếng Nga nếu muốn thực hiện đầy đủ các cam kết vận động tranh cử tổng thống. Vì thế, người này phải lưu ý đến Nga nhiều hơn và sẽ không thù địch Nga một cách cuồng tín như người tiền nhiệm và cũng sẽ không đến mức công cụ hoá thái độ thù địch Nga để lấy lòng Mỹ, EU và Nato như người tiền nhiệm.
Ông Putin không thể không nhận ra điều đó nên chắc rồi đây sẽ không đối xử người mới này ở Ukraine như đã đối xử người tiền nhiệm.
Vì hiện tại có kẻ cần nhưng người lại chưa vội như thế nên quan hệ giữa Ukraine và Nga chưa thể sớm được cải thiện và toàn bộ mọi khía cạnh của vấn đề Ukraine vẫn chưa thể sớm có được giải pháp.
Đại sứ Trần Đức Mậu (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

Mỹ không coi quan hệ Nga- Trung là liên minh

(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

Nếu trái đất nóng lên 1,8 độ C, tính mạng con người bị đe dọa vào năm 2100

(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Dịch tả lại hoành hành châu Phi

Dịch tả lại hoành hành châu Phi

(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

ICC phát lệnh bắt tổng thống Nga

(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.