Ý nghĩa của đêm giao thừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giao thừa là thời khắc linh thiêng nhất của mọi gia đình, là thời điểm trời đất giao hoà, vạn vật bừng lên sức sống mới đầy hy vọng.

Giao thừa là thời khắc linh thiêng nhất của mọi gia đình, là thời điểm trời đất giao hoà, vạn vật bừng lên sức sống mới đầy hy vọng.

Giao thừa là thời điểm chuyển tiếp giữa ngày cuối cùng của năm cũ sang ngày đầu tiên của năm mới. Đây là một trong những buổi lễ quan trọng trong tập quán, văn hóa nhiều dân tộc.

Giao thừa diễn ra vào ngày nào?

Giao thừa dương lịch (tiếng Anh: New Year's Eve) diễn ra vào ngày 31 tháng 12. Theo đường đổi ngày quốc tế, quần đảo Line, vài đảo ở Polynesia và Úc, New Zealand là những nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới.

Giao thừa Tết Dương lịch năm nay diễn ra vào chủ nhật ngày 31 tháng 12 năm 2023.

Vào dịp này, nhiều quốc gia thường tổ chức bắn pháo hoa hoặc các lễ hội để đón mừng năm mới.

Giao thừa âm lịch sẽ diễn ra vào đúng 12h đêm ngày 30 tháng Chạp Âm lịch. Nếu là tháng thiếu không có ngày 30, đêm Giao thừa sẽ rơi vào đêm ngày 29 tháng Chạp.

Theo Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh, giao thừa có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy – Lúc năm cũ qua, năm mới đến".

Đêm trừ tịch, còn được gọi tên là đêm 30, là khoảng thời gian trước nửa đêm, thời khắc giao thừa giữa năm mới và năm cũ. Đêm trừ tịch là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành sẽ đến và tiễn trừ năm cũ.

Pháo hoa được bắn vào khoảnh khắc giao thừa.

Pháo hoa được bắn vào khoảnh khắc giao thừa.

Pháo hoa được bắn vào khoảnh khắc giao thừa.

Các nước trên thế giới chào đón giao thừa thế nào?

Mỗi nước sẽ có những cách đón giao thừa khác nhau. Ở Pháp, mọi người sẽ cùng nhau uống rượu, mở tiệc ăn mừng vào đêm giao thừa.

Ở Anh, nhiều người sẽ tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccadilly Circus, cùng nghe tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến, nắm tay nhau hát bài Auld Lang Syne. Họ cũng sẽ mua quà, bánh đi thăm bạn bè, họ hàng trong đêm giao thừa.

Ở các nước Bắc Mỹ như Mỹ, Canada, những cặp đôi sẽ hôn nhau vào khoảng khắc giao thừa, vừa để duy trì tình cảm, vừa mong muốn một khởi đầu tràn ngập tình yêu thương.

Ở Brazil, mọi người sẽ mặc đồ trắng vào đêm giao thừa và thả trôi những bông hoa trắng dưới biển để tỏ lòng biết ơn với nữ thần biển cả.

Một số quốc gia ở châu Á vẫn tổ chức đón Tết truyền thống theo lịch âm. Tuy nhiên, vào đêm giao thừa dương lịch, họ cũng tổ chức lễ bắn pháo hoa và các bữa tiệc chào đón năm mới.

Phong tục đón giao thừa ở Việt Nam

Tại Việt Nam, bắn pháo hoa đêm giao thừa vào Tết dương lịch cũng là một trong những sự kiện lớn được nhiều người quan tâm. Vào thời khắc này, mọi người thường đổ ra đường chào đón năm mới hoặc tổ chức những bữa tiệc nhỏ, quây quần bên người thân và gia đình.

Người Việt Nam chú trọng nhiều hơn tới đêm giao thừa âm lịch. Theo phong tục từ cổ xưa, vào lúc tất niên và giao thừa nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà, chuẩn bị chu đáo để đón người đến xông đất, mang tài thần vào nhà.

Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày Mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó, thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa.

Để ghi nhận thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Người Việt thắp hương tưởng nhớ tổ tiên trong đêm giao thừa.

Người Việt thắp hương tưởng nhớ tổ tiên trong đêm giao thừa.

Ngoài ra, trong đêm giao thừa người Việt luôn thực duy trì phong tục truyền thống mừng tuổi. Theo tục lệ, người lớn sẽ mừng tuổi trẻ em bằng những đồng tiền mới hoặc cho vào phong bao giấy màu đỏ, cùng với đó là những câu chúc sức khoẻ, thành công, hạnh phúc của mọi người dành cho nhau.

Sau khi cúng giao thừa xong, người dân thường đi lễ chùa cầu xin Thần Phật phù hộ cho gia đình một năm mới an lành, hạnh phúc. Theo quan niệm dân gian, khi đi lễ chùa đầu năm, người dân sẽ ra sân vườn chùa bẻ một cành lá gọi là hái lộc với ý nghĩa mang lộc của Thần Phật về nhà. Cành lộc này sẽ được trưng trước bàn thờ gia tiên cho đến khi tàn khô.

Các cụ có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tục lệ truyền thống từ xưa đến nay vẫn được duy trì. Muối không chỉ có ý nghĩa xua đuổi tà ma, điềm rủi mà chúng còn mang ý nghĩa thể hiện sự gắn kết tình cảm quan hệ gia đình, con cái khỏe mạnh, thuận hòa.

Do vậy, sau đêm giao thừa người ta thường mua những bịch muối nhỏ được gói trong bao giấy màu vàng, màu đỏ ở các khu phố, khu chợ.

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.