Xót lòng nhìn mía chết khô

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhà máy mía đường không thu mua mía theo hợp đồng khiến người trồng lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần.

 
 Hai ha mía của gia đình anh Đoàn Văn Sơn đã chặt hạ nằm khô ngoài ruộng
Hai ha mía của gia đình anh Đoàn Văn Sơn đã chặt hạ nằm khô ngoài ruộng



Niên vụ 2017-2018, gia đình anh Đoàn Văn Sơn (ngụ thôn 4, xã Cư M’lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) trồng 9 ha mía. Theo ký kết, Công ty CP Mía đường Đắk Lắk sẽ thu mua mía của gia đình anh Sơn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Tuy nhiên, đến nay đã đầu tháng 7 nhưng công ty chỉ mới thu mua được 5 ha, còn lại 4 ha có nguy cơ mất trắng.

"Gia đình tôi đã đốn chặt 2 ha mía với mong muốn giao bán cho công ty theo hợp đồng đã ký nhưng hơn 1 tháng nay mía vẫn nằm phơi ngoài đồng, khô khốc. Với 2 ha còn lại đã quá kỳ thu hoạch, mía giảm sút chất lượng, trọng lượng cũng giảm nhanh chóng" - anh Sơn nói.

Ông Nguyễn Minh Điệp (ngụ thôn 3, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp) cho biết niên vụ 2017-2018, gia đình ông ký hợp đồng đầu tư và tiêu thụ hơn 5 ha mía với Công ty CP Mía đường Đắk Lắk. Đến nay, toàn bộ diện tích mía của gia đình ông vẫn chưa được đốn chặt dù đã hết hạn thu mua theo hợp đồng. Ngoài khoản đầu tư do công ty hỗ trợ, người trồng còn phải đầu tư thêm gần 20 triệu đồng chi phí sản xuất và thu hoạch cho mỗi hecta mía. Với tình trạng này, gia đình ông phải lỗ cả trăm triệu đồng, chưa kể việc mía chưa được chặt sẽ không thể sản xuất được vụ sau.

Theo báo cáo của UBND xã Cư M’lan, xã có 550 ha mía đều được ký hợp đồng đầu tư và tiêu thụ với Công ty CP Mía đường Đắk Lắk. Thời điểm hiện tại, công ty đã thu mua khoảng 469 ha, còn lại 81 ha chưa được thu hoạch dù đã quá hạn hợp đồng. Do thời gian thu mua mía kéo dài, chi phí thu hoạch tăng cao nên đa số người trồng đều thua lỗ. UBND xã Cư M’lan đã nhận được đơn phản ánh của người dân về việc Công ty CP Mía đường Đắk Lắk vi phạm hợp đồng đã ký kết khi không thu mua mía nguyên liệu, đẩy người trồng vào hoàn cảnh khó khăn nên kiến nghị UBND huyện hỗ trợ giải quyết.

Lý giải việc này, ông Nguyễn Bảo Lộc, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Đắk Lắk, cho biết từ cuối tháng 4 đến nửa đầu tháng 5 là thời điểm khan hiếm lực lượng lao động tại địa phương, người trồng mía không gọi được nhân công (người dân chịu trách nhiệm thu hoạch) nên việc thu hoạch không đúng tiến độ. Đến cuối tháng 5, việc thiếu hụt nhân công cùng với thời tiết xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác thu hoạch mía, nhà máy đã chủ động thuê các máy bốc mía từ nơi khác về nhưng chỉ giải quyết được một phần việc thiếu hụt nhân công. Từ tháng 6 đến nay, mưa nhiều làm hệ thống đường giao thông hư hỏng, ruộng mía lầy lội nên còn khoảng 180 ha mía chưa được thu hoạch. "Hiện nay, nếu thu hoạch phải chuyển mía lên đường, chi phí tăng cao nhưng không đáp ứng đủ lượng mía chạy máy nên nhà máy quyết định tạm dừng thu mua đến tháng 11" - ông Lộc cho biết thêm.

Theo ông Lộc, công ty xác định đây không phải là lỗi của người trồng mía hoặc công ty mà do yếu tố khách quan. Tuy nhiên, công ty đã tính toán sẽ hỗ trợ số tiền khoảng 7 tỉ đồng để giảm bớt thiệt hại cho người dân. Trong đó, sẽ hỗ trợ khoảng 6 triệu đồng/ha do chậm thu hoạch và lãi suất. Riêng những diện tích đã chặt hạ trên đồng ruộng công ty hỗ trợ 400.000 đồng/tấn. Đến tháng 11, công ty tiến hành thu mua mía, phần chất lượng mía giảm nhà máy sẽ bù.

Ông Trần Quang Trịnh-Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Súp, cho biết chính quyền địa phương đã nhận được kiến nghị của người dân về tình trạng thu mua mía chậm so với hợp đồng mà người dân đã ký kết với Công ty CP Mía đường Đắk Lắk. "Hiện chúng tôi đang phối hợp phía công ty tổ chức đối thoại với người dân, tìm kiếm hướng giải quyết những vấn đề liên quan" - ông Trịnh cho biết.

Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.