Xóm câu nơi thượng nguồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Như những cánh chim phiêu bạt gặp nhau mùa di trú, trên những cánh đồng mênh mông mùa nước nổi, rất nhiều những chiếc ghe câu nhỏ bé neo lại gần nhau, tụm lại thành những xóm nho nhỏ. 
Từ xa xa nhìn lại, đó chỉ là những chiếc ghe mỏng manh, nhưng trên đó là vô vàn những cảnh đời, những số phận và đặc biệt hơn ẩn chứa một phần lịch sử của vùng đất một thời chưa quá xa. 
Những phận người lưu lạc
Với những người dân lâu năm vùng đồng bằng châu thổ, những xóm câu ven sông ngòi, kênh rạch là hình ảnh rất đỗi bình thường, quen thuộc. Họ đơn giản chỉ là người mưu sinh bằng nghề sông nước, như những cư dân thương hồ của vùng đất này. Chỉ có điều, khác với các ghe thương hồ luôn luôn di chuyển đơn độc trên sông, những ghe câu thường neo lại với nhau, ở một vùng nước cố định nào đó. Nhưng đó là chuyện của những năm tháng ngày xưa. Bây giờ, những ghe câu, xóm câu vì mưu sinh cũng thường phải di chuyển, kiếm tìm sinh kế bởi nguồn lợi thủy sản không còn dồi dào như trước. 
Từ trên cao nhìn xóm câu với gần chục chiếc ghe bập bềnh trên đồng nước dưới ánh hoàng hôn sầm sậm biên giới bỗng nôn nao trong lòng. Vài bộ quần áo trẻ con nhàu nhĩ buộc túm trên cọc tràm bay phơ phất. Những đồng nước nổi biên giới càng mênh mông, càng tràn trề bao nhiêu, thì dường như những xóm câu càng nhỏ nhoi, cô độc bấy nhiêu. Vẫn biết, với những ghe câu, được neo lại những đồng nước rộng lớn là niềm vui của họ

Những ngày lang thang miền biên viễn, chúng tôi bắt gặp rất nhiều những xóm câu nho nhỏ như thế. Có xóm vài ba ghe, có xóm tới cả chục ghe cùng tụ lại, neo buộc vào nhau. Ông Nguyễn Văn Sông, chủ một ghe của một xóm câu trên cánh đồng ở Tân Hộ Cơ (Tân Hồng, Đồng Tháp) cười bảo, hầu hết những ghe này là của những ngư dân nghèo, chuyên làm nghề sông nước. “Ngày xưa sông nước kiếm sống dễ dàng, nhất là vào mùa nước nổi nên người ta chẳng cần đi xa, chỉ loanh quanh ở nhà cũng kiếm bộn sản vật. Bây giờ thì khác, do người đông hơn mà sản vật lại ít đi. Thế nên, nhiều người dân ở dưới Tràm Chim, Tam Nông hay tận Sa Đéc, Long Xuyên… làm nghề câu cũng ngược lên miền biên giới mùa nước nổi. Bây giờ sản vật chỉ ở vùng biên giới mới dồi dào, trù phú, chứ khi dòng nước chảy về dưới xuôi đã ít đi nhiều. Đó cũng là lý do khiến vùng biên giới có nhiều ghe thuyền câu. Họ đi rồi tụ lại, thành các xóm nho nhỏ để tiện nương náu, giúp đỡ nhau trong mùa nước. Như gia đình tôi, ở mãi tận dưới Hồng Ngự, nhưng gần tháng trước, tôi một mình giong ghe lên đây. Nhớ nghề câu quá không chịu được, mình đi, chứ con cái chúng nó cũng ngăn lắm” - ông tâm sự. 
Theo lão nông hơn 70 tuổi này, từ nhỏ ông đã làm nghề câu trên sông Tiền, nên mỗi khi mùa nước nổi tràn về, ông lại mang đồ nghề, các bộ lưỡi câu ra thả. Những con trê, con lóc, lăng hay mè vinh, cá ngát đã là một phần của cuộc đời ông rồi. Mấy năm gần đây, phần vì tuổi già, phần vì con cái làm ăn khá giả, chúng không cho ông đi giăng câu nữa. Thế nhưng, vì nhớ và có hẹn với mấy người bạn câu, nên ông sửa ghe, vá lưới, ngược lên tuốt mạn biên giới này. Ông bảo bọn trẻ chúng lo xa, chứ mấy chục năm sống trên sông, ông bơi giỏi như cá, chẳng có gì phải lo cả. Mà đến cái tuổi của ông, cũng không có gì phải lo lắng nữa, ngay cả những bất trắc của cuộc đời.
Nhưng những xóm câu nơi thượng nguồn biên giới không chỉ có những mảnh đời ám ảnh sông nước như ông Sông, mà còn nhiều những mảnh đời nghèo khó khác. Với họ, giăng câu mùa nước nổi là sinh kế hiếm hoi cuối cùng có thể kiếm được chút tiền kha khá. Họ hầu hết là những cư dân thương hồ từng nhiều năm sinh sống ở vùng Biển Hồ (Campuchia), quay về Việt Nam rồi sống rải rác nhiều nơi ở vùng biên giới phía Tây Nam. Thói quen sống bám vào sông nước và mùa nước nổi đã mang những gia đình này lên ghe, tụ lại thành các xóm câu. Những người này kể với tôi rằng, giăng câu là bản năng sinh tồn của họ. Đó là thứ họ rành rẽ, thành thạo nhất. Đó cũng là lý do những gia đình thường tìm tới những vùng nước khác nhau ở vùng thượng nguồn xa xôi này.
Sinh kế mong manh nhưng là niềm vui
So với nhiều nghề khác như dỡ chà, đóng dớn, thả lọp… thì giăng câu thường được coi là nghề “sang chảnh” trong những nghề sông nước. Lý do bởi sản phẩm nghề câu thường có tính chọn lọc cao. Với những tay câu lành nghề, những chú cá lóc, cá trê, cá tra ba bốn ký lô, thậm chí năm bảy ký lô dính câu là chuyện bình thường. Nó khác với đóng dớn, tuy nhiều nhưng lại là cá tạp, cá vụn. Tuy nhiên, theo thời gian, những thợ câu lành nghề cũng không còn giữ được thói quen trên, bởi nguồn lợi thủy sản không nhiều như trước. Đó là lý do khiến ở nhiều xóm câu, những người dân vẫn đi đặt lọp, đóng dớn để kiếm thêm sinh kế. 
Một xóm câu nho nhỏ ở Khánh Hưng.
Một xóm câu nho nhỏ ở Khánh Hưng.
Chủ một chiếc ghe, chị Phận, 42 tuổi ở xóm câu nằm ngay bên cánh đồng gần kênh T7 ở Khánh Hưng (Vĩnh Hưng, Long An): “Trước gia đình ở dưới thị xã Kiến Tường, ven bờ sông Vàm Cỏ Tây nhưng mùa nước nổi tràn về, cả nhà quyết định ngược lên mạn giáp biên giới để kiếm thêm sinh kế. Từ sáng sớm, chồng tôi với thằng con trai lớn đã ngược lên Long Khốt, Thái Trị… để đặt lọp, thả câu rồi.
Còn tôi với ba đứa nhỏ quanh quẩn ở đây hái sen, hái bông súng với hẹ nước. Cũng may mùa nước nổi bây giờ cái gì kiếm được bán cũng có giá. Có ngày nhiều kiếm sáu, bảy ký cá với mấy rổ bông, được hơn sáu trăm ngàn. Ngày ít cũng được hai ba trăm ngàn. Từ nay tới tháng mười một hết mùa nước, cố kiếm mấy triệu đồng để làm vốn chứ về dưới Kiến Tường, Mộc Hóa lại phải đi bán vé số”.
Cũng theo người phụ nữ này, do những ghe ở xóm câu thường nằm sâu trong những bưng đồng biên giới, nên sản phẩm của họ không phải lúc nào cũng có thương lái tới mua ngay. Những con cá câu được, chị thường thả trong vó để vài ba ngày có người tới lấy một lần. 
Thành quả giăng câu.
Thành quả giăng câu.
Nhưng những xóm câu này không ở lâu một địa điểm nhất định, dù họ thường neo ghe lại gần nhau, ở những địa điểm nào đó. Đến khi hết nguồn lợi, họ lại tháo neo, dời ghe đi nơi khác. Và có thể ở một cánh đồng biên giới khác, họ lại gặp gỡ vài bạn câu của mình, để tụ thành một xóm câu khác. Một xóm câu nhỏ bé, mong manh nhưng lại là thói quen bền chặt, mãi mãi như những mùa nước nổi vùng thượng nguồn châu thổ nơi đây.
Đoàn Đại Trí  (ĐTTCO)

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null