Xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh "Chiến thắng Chư Nghé"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 16-11, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành đã ký Quyết định số 1146/QĐ-UBND xếp hạng di tích “Chiến thắng Chư Nghé” là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Theo đó, xếp hạng di tích “Chiến thắng Chư Nghé” là di tích lịch sử cấp tỉnh có địa chỉ tại xã Ia Grăi, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai; diện tích di tích: 22.732,3 m2. Trước đó, trong tháng 6-2018, UBND huyện Ia Grai phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh tổ chức Hội thảo di tích lịch sử Chiến thắng Chư Nghé. Tham dự hội thảo có lãnh đạo các sở, ban ngành và các đơn vị liên quan của tỉnh, lãnh đạo cấp ủy chính quyền huyện Ia Grai, lãnh đạo Quân đoàn 3, Sư đoàn 320, các cựu chiến binh tham gia trận đánh đồi Chư Nghé...
 Hội thảo di tích lịch sử Chiến thắng Chư Nghé do UBND huyện Ia Grai tổ chức trong tháng 6-2018. Ảnh: Chí Hào
Hội thảo di tích lịch sử Chiến thắng Chư Nghé do UBND huyện Ia Grai tổ chức trong tháng 6-2018. Ảnh: Chí Hào
Về di tích lịch sử Chiến thắng Chư Nghé: Tháng 9-1973, Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên giao cho Sư đoàn 320 mở đợt hoạt động quân sự tiến công địch đang lấn chiếm phía Tây thị xã Pleiku, mục tiêu chủ yếu là căn cứ Chư Nghé. Căn cứ điểm Chư Nghé do Tiểu đoàn 80 Biệt động quân (Quân đoàn 2 ngụy) chiếm giữ đóng khá sâu trong vùng giải phóng huyện 4, tỉnh Gia Lai và được bao bọc bởi 9-14 lớp rào thép gai, có chông, mìn chống bộ binh và mìn chống xe tăng rải dày đặc. Ngày 21-9-1973, xét thấy thời cơ đánh chiếm căn cứ đã chín muồi, Trung đoàn 48 (Sư đoàn 320) lệnh cho các đơn vị vào chiếm lĩnh trận địa. 13 giờ ngày 22-9-1973, Thiếu tá Trần Ngọc Chung-Trung đoàn trưởng Trung đoàn 48 hạ lệnh tấn công. Sau hơn 3 giờ tấn công, đến 16 giờ 40 phút cùng ngày, Trung đoàn 48 đã làm chủ hoàn toàn trận địa. Toàn bộ Tiểu đoàn 80 Biệt động quân của địch bị ta bắt sống và tiêu diệt, thu 50 tấn đạn và nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng khác.
Chiến thắng Chư Nghé là lời cảnh báo đanh thép của quân và dân ta đối với những kẻ cố tình phá hoại Hiệp định Paris; đồng thời, đây cũng là bước phát triển phương thức tác chiến tiến công địch phòng ngự trong công sự kiên cố ở địa bàn rừng núi Tây Nguyên của Trung đoàn 48.
Chí Hào

Có thể bạn quan tâm

Tùy theo điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị quy mô lễ cúng lớn hay nhỏ

Gia Lai: Độc đáo lễ thổi tai của người Jrai

(GLO)- Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui huyện Phú Thiện năm 2025, sáng 27-3, tại xã Ia Yeng đã diễn ra lễ thổi tai của người Jrai. Nghi lễ được tái hiện rõ nét giúp du khách hiểu được ý nghĩa văn hóa tâm linh trong đời sống của người Jrai nơi đây.

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

Lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần: Di sản đặc biệt

(GLO)- Trên đời có thực sự tồn tại những con người có quyền năng hô mưa gọi gió? Chính hiện thực và truyền thuyết hư ảo đan cài vào nhau khiến lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui ở thung lũng Ayun Hạ trở thành một hiện tượng đặc biệt, hấp dẫn bởi sự linh thiêng, huyền bí.

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Nối nghề

Nối nghề

Lần đầu tiên nghệ nhân Y Pư giới thiệu nghề làm gốm thủ công tại Bảo tàng tỉnh trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 (năm 2016) đã để lại ấn tượng đẹp.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).