Xây dựng tủ sách truyện tranh lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 11-6, Nhà xuất bản Kim Đồng cho biết đã xây dựng tủ sách Tranh truyện lịch sử Việt Nam dành cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng.

Để bước đầu làm quen với lịch sử, cung cấp cho các em một lượng kiến thức cơ bản, đặc biệt là gieo vào trong các em niềm ham thích tìm tòi, tủ sách Tranh truyện lịch sử Việt Nam chọn cách viết về lịch sử thông qua các câu chuyện về các danh nhân. Đó là những nhân vật không chỉ có những đóng góp nổi bật tạo nên các bước ngoặt lịch sử mà còn được nhân dân vô cùng yêu mến, đã được dân gian hóa sống động trong các tích truyện. Đó là Mai Thúc Loan-Khởi nghĩa Hoan Châu; Phùng Hưng-Bố Cái đại vương; Lê Hoàn-Cày ruộng tịch điền; Ỷ Lan-Cô gái hái dâu; Lê Lai-Liều mình cứu chúa.
 

 Hai trong số những cuốn sách trong tủ sách truyện tranh lịch sử.
Hai trong số những cuốn sách trong tủ sách truyện tranh lịch sử.

Không phải một tiểu sử danh nhân đồ sộ với các con số năm tháng và thống kê công trạng, mỗi nhân vật trong bộ truyện tranh lịch sử xuất hiện là một câu chuyện giàu tính văn học, mang hơi hướng dân gian nhẹ nhàng và gần gũi. Mỗi câu chuyện đều tập trung làm sáng bừng một chi tiết đặc sắc nhất trong cuộc đời họ như Mai Thúc Loan là ông vua đen giàu ý chí chống giặc ngoại xâm, Ỷ Lan là cô giá vốn xuất thân dân dã nhưng lại rạng danh hai lần nhiếp chính thay vua chốn triều đình, Lê Lai xả thân cứu chúa… Những câu chuyện kể nhẹ nhàng không đặt nặng về tư liệu nhưng vẫn luôn tôn trọng tính xác thực của lịch sử.

Những nhân vật được chọn đều là những nhân vật tiêu biểu của mỗi thời kỳ, qua câu chuyện của cá nhân, bạn đọc sẽ hình dung được một phần giai đoạn lịch sử mà nhân vật đó sinh sống. Những câu chuyện góp phần bồi đắp tình yêu với lịch sử, với dân tộc ta.

Đó là Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi quý tộc lâu đời đất Đường Lâm, nổi tiếng yêu nước thương dân. Ông đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn và bền bỉ hơn hai mươi năm chống lại nhà Đường, đem lại hòa bình độc lập cho dân tộc trong một thời gian. Nhân dân suy tôn ông là Bố Cái Đại Vương, nghĩa là người có công bao bọc che chở dân như cha mẹ.

Đó là Lê Hoàn vị minh quân hiền đức đã tạo lập tiền lệ tốt đẹp là lễ hội Tịch điền nhằm chấn hưng nền nông nghiệp và khuyến khích người dân trọng việc đồng áng…

Đó là Hoàng thái hậu Ỷ Lan tài sắc vẹn toàn vốn xuất thân dân dã làm rạng rỡ phái nữ. Hai lần nắm quyền Nhiếp chính thay vua, bà đã góp phần không nhỏ gây dựng nên cơ nghiệp rạng rỡ hơn 200 năm cuả nhà Lý…

Nhà xuất bản Kim Đồng mong muốn qua những tác phẩm truyện tranh sinh động các bạn đọc nhỏ tuổi sẽ dễ dàng nhớ và thấm nhuần lịch sử nước mình.

Theo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

Thơ Phương Loan: Nỗi nhớ ngày gặp lại

(GLO)- Trong mỗi chúng ta, ai cũng có một thời gắn liền với bảng đen, phấn trắng, cùng bao kỷ niệm buồn vui dưới mái trường. Để rồi, sau nhiều năm xa cách, trong giây phút gặp lại thầy cô, bạn bè, những ký ức ấy vẫn ùa về, trào dâng bao nỗi nhớ...
Gương mặt thơ: Lê Va

Gương mặt thơ: Lê Va

(GLO)- Mươi năm trước, có một cái tin làm tôi ngạc nhiên: Đại tá Lê Va (Công an tỉnh Hòa Bình) xin xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh để làm thơ cho... đã.
Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL phát động sáng tác ca khúc về dân tộc thiểu số

Bộ VH-TT-DL vừa phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm khuyến khích phong trào sáng tác nghệ thuật về các dân tộc thiểu số và miền núi; góp phần nâng cao cả số lượng và chất lượng các ca khúc đáp ứng yêu cầu của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Cánh đồng tuổi thơ

(GLO)- Vẫn là những hoài niệm về một tuổi thơ gian khó nơi vùng quê, trong tác phẩm "Cánh đồng tuổi thơ", tác giả Nguyễn Tấn Hỷ thêm một lần nhắc nhớ về hình ảnh tảo tần của người mẹ đã chịu bao vất vả, làm lụng nuôi con khôn lớn từng ngày...
Gieo “hạt giống” văn chương

Gieo “hạt giống” văn chương

(GLO)- Đó là tâm niệm của những người tổ chức và tham gia truyền cảm hứng tại lớp bồi dưỡng văn học trẻ-văn học dân tộc thiểu số năm 2024 tại Gia Lai. Diễn ra từ ngày 1 đến 7-7, chương trình thu hút sự góp mặt của 32 học sinh đến từ các trường THCS, THPT trên địa bàn TP. Pleiku.