Xây dựng hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Một trong những nội dung quan trọng được thảo luận, thông qua tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là Đề án “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”.

Trên cơ sở đó, Trung ương sẽ định hướng một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, phù hợp với tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền.

Sáng 3/10, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Sáng 3-10, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Ảnh nguồn TTXVN



Hơn 35 năm đổi mới, cùng với việc đẩy mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh toàn diện, gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng với xây dựng hệ thống chính trị một cách đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa, vai trò và hiệu quả, hiệu lực lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị không ngừng được nâng cao. Điều đó đã góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, nâng cao vị thế và uy tín của Đảng cầm quyền trong vai trò lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội.

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với hệ thống chính trị là yếu tố cơ bản, huy động được sức mạnh toàn dân, tạo nên nguồn lực tổng hợp đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 3%; quy mô nền kinh tế ngày càng lớn, GDP cả nước dự kiến năm nay đạt gần 410 tỷ USD; quốc phòng-an ninh được giữ vững; vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định và nâng cao. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng sự nhanh nhạy, kịp thời, chính xác trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị; tinh thần quyết tâm của Chính phủ và cả hệ thống chính trị, kinh tế đất nước đã nhanh chóng phục hồi và phát triển, tăng trưởng cao với dự báo đạt 7,7- 8% trong năm nay.

Thực tiễn 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị đã đạt được nhiều kết quả, song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, khi vẫn còn đó những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Đó là việc đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành các nghị quyết của Đảng, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật, chính sách của Nhà nước chưa thật sự rõ nét. Việc hoàn thiện mô hình tổng thể tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị; phân cấp, phân quyền, phân công, phối hợp giữa các cấp, ngành; xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị còn chậm và lúng túng; còn tình trạng không rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm giữa các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; vẫn còn tình trạng bao biện, áp đặt hoặc né tránh trách nhiệm, buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng. Công tác tổ chức cán bộ, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên còn hạn chế; thiếu cơ chế phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài; một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao thoái hóa biến chất, ảnh hưởng xấu đến uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng tuy đã có nhiều đổi mới và có đột phá trong phòng-chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Hội nghị lần này là dịp để Trung ương nhìn nhận và đề ra giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thời gian qua. Từ đó, Trung ương có thể ban hành nghị quyết nhằm phát huy hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới. Đó là quá trình đổi mới, hoàn thiện, đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống thông qua tuyên truyền, vận động; thông qua thiết chế tổ chức bộ máy quản lý và công tác kiểm tra, giám sát. Qua đó, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng. Mà quan trọng nhất là Đảng có chủ trương, đường lối sát đúng; phát hiện, bồi dưỡng và giới thiệu đội ngũ cán bộ đủ tâm, đủ tầm đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị nhằm đảm bảo đất nước có một bộ máy lãnh đạo trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.

 

ĐÌNH CƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Thực tiễn cho thấy tội phạm mua, bán người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến công tác đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm nguy hiểm này, đồng thời xác định bảo vệ quyền cho nạn nhân mua bán người là trọng tâm của Việt Nam trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này, góp phần bảo đảm quyền con người.
Bứt phá trong giáo dục đại học

Bứt phá trong giáo dục đại học

Với thực tế giáo dục đại học còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và kỹ năng làm việc của sinh viên như hiện nay, rõ ràng rất cần một sự bứt phá cả từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các trường ĐH, doanh nghiệp, người học.
Làm luật bằng tư duy phục vụ dân

Làm luật bằng tư duy phục vụ dân

Song song với nhiều thành tựu đạt được kể từ khi nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thành lập, hoạt động xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật vẫn còn gặp phải khó khăn, hạn chế ở một số điểm mấu chốt khiến cho hệ thống pháp luật liên tục trải qua sửa đổi, cập nhật nhằm phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
Thứ hạng và giá trị thật

Thứ hạng và giá trị thật

Trước thông tin về thứ hạng của một số trường ĐH VN trong các bảng xếp hạng thế giới, không ít người ngỡ ngàng đặt câu hỏi vì sao trường A lại có thể đứng cao hơn trường B, C, D… khi các trường kia có truyền thống đào tạo uy tín và chất lượng hàng đầu trong nước? Thắc mắc này cho thấy còn nhiều vấn đề liên quan đến việc xếp hạng các trường ĐH.
Chữa lành không thể là... trend

Chữa lành không thể là... trend

Hiện nay, nhiều hội, nhóm hay các dịch vụ tự phát liên quan đến chữa lành xuất hiện và có xu hướng trở thành điểm đến trong đời sống của một số người. Tham gia chữa lành không chỉ có giới trẻ mà cả nhiều người ở đa dạng lứa tuổi khác nhau.
Vượt qua giới hạn bản thân, bồi đắp năng lượng mỗi ngày

Vượt qua giới hạn bản thân, bồi đắp năng lượng mỗi ngày

(GLO)- Tôi lấy làm ngạc nhiên, thích thú và cả cảm phục khi thấy các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Hữu Quế-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng nhiều cán bộ, đảng viên, Nhân dân tham gia giải chạy bộ “Gia Lai City Trail 2023-Giấc mơ đại ngàn”.
Nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội

Nâng cao hiệu quả giám sát của Quốc hội

(GLO)- Giám sát là một trong những chức năng cơ bản, quan trọng của Quốc hội. Hoạt động giám sát của Quốc hội bao gồm cả giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và từng vị đại biểu Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành pháp. Nâng cao hiệu quả giám sát là cách để Quốc hội củng cố và nâng cao quyền lực của cơ quan dân cử cao nhất của đất nước.

Đãi ngộ người tài

Đãi ngộ người tài

Theo tờ trình của UBND được HĐND TP HCM thông qua tại kỳ họp thứ 12 khóa X ngày 11-11, các chức danh lãnh đạo trong tổ chức khoa học và công nghệ (KH-CN) công lập sẽ được hưởng thu nhập ưu đãi, cao nhất lên tới 120 triệu đồng/tháng.
Thuế giảm và giảm thuế

Thuế giảm và giảm thuế

Quốc hội đang tiếp tục thảo luận về việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và kích thích sức mua trong nền kinh tế. Ở chiều ngược lại, hàng triệu người làm công ăn lương vẫn đang ngóng chờ điều chỉnh chính sách thuế thu nhập cá nhân (TNCN) để giảm bớt những khó khăn hiện tại.
Nhà giáo đâu chỉ có ngày 20.11

Nhà giáo đâu chỉ có ngày 20.11

Những ngày cận lễ kỷ niệm ngày Hiến chương nhà giáo 20.11, mạng xã hội đã chia sẻ rần rần về những bức ảnh của các giáo viên cắm bản ở vùng cao Quảng Trị vượt suối đang chảy xiết, được người dân địa phương cõng qua suối. Trong ảnh, các cô giáo vẫn nhoẻn miệng cười, trong khi rất nhiều người nhìn vào bức ảnh có thể rơi nước mắt vì… thương.
Âm mưu thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Âm mưu thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) từ năm 1982, hơn 40 năm qua bằng những việc làm cụ thể Việt Nam đã thể hiện là một thành viên có trách nhiệm trong thực hiện các cam kết quốc tế cũng như triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm bảo đảm, thúc đẩy quyền của đồng bào dân tộc thiểu số.