Ngưỡng cửa đổi mới giáo dục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn chiều 19-6 đã đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội trong bối cảnh đặc biệt

Luật Nhà giáo vừa được thông qua với điểm nhấn là quy định lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp.

Nhiều năm qua, chúng ta vẫn đau đáu với hàng loạt câu hỏi: Vì sao một nghề cao quý như giáo viên lại có mức thu nhập khiến không ít người phải chật vật với cuộc sống? Vì sao ngành sư phạm không còn là lựa chọn ưu tiên của nhiều người trẻ?... Câu trả lời phần lớn nằm ở chính sách tiền lương với sự bất hợp lý đã tồn tại quá lâu, làm xói mòn lý tưởng nghề nghiệp và làm giảm sức hút của nghề này.

Việc xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bảng lương là quyết định có tính biểu tượng mạnh mẽ, thể hiện sự tri ân đúng mức của xã hội đối với những người ngày đêm "gieo chữ" cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên, để điều đó không chỉ nằm trên giấy, cần một lộ trình cụ thể, khả thi.

Bên cạnh đó, việc miễn học phí cho học sinh công lập từ năm học 2025 - 2026 cũng là một minh chứng cho nỗ lực nhân văn hóa giáo dục. Ở một đất nước đang chuyển mình theo hướng phát triển toàn diện, công bằng và bao trùm, việc bảo đảm quyền học tập cho mọi trẻ em là một nền tảng căn bản. Nhiều học sinh, nhất là ở nông thôn và vùng khó khăn, vẫn đối diện nguy cơ phải bỏ học chỉ vì không đủ tiền đóng học phí.

Tuy nhiên, bài toán đặt ra là miễn học phí ảnh hưởng ra sao đến nguồn thu của nhà trường và ngân sách nhà nước có đủ để bảo đảm chất lượng giáo dục? Nếu chỉ dừng lại ở việc miễn giảm học phí mà không cải thiện điều kiện dạy và học thì chính sách nhân văn ấy lại có nguy cơ trở thành một hình thức "giảm chi nhưng lại giảm cả chất lượng".

Trong khi đó, một áp lực không nhỏ đang đặt lên vai ngành GD-ĐT là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 lần đầu tiên được tổ chức theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đây có thể xem là "bài kiểm tra" toàn diện cho cả một chặng đường đổi mới được triển khai gần một thập niên. Sẽ không thể đổi mới thành công nếu vẫn giữ cách ra đề thi truyền thống, cách đánh giá nặng về điểm số. Một kỳ thi theo tinh thần đổi mới đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ ngân hàng đề thi đến tập huấn giáo viên, hướng dẫn học sinh ôn luyện…

Tất cả những vấn đề nêu trên đều là những mảnh ghép quan trọng của bức tranh cải cách giáo dục trong thời đại mới. Luật Nhà giáo đã thông qua, nghị quyết về học phí đã có, chương trình giáo dục phổ thông mới đã triển khai đến năm cuối. Điều mà xã hội mong chờ là sự chuyển động thực chất, không chỉ trên giấy tờ, không chỉ bằng những khẩu hiệu, mà bằng hành động cụ thể, hiệu quả.

Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: "Chuyển hóa khát vọng thành hành động". Những điều Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trả lời trước Quốc hội cần được xem như một bản cam kết danh dự trước cử tri và nhân dân, trước tương lai của đất nước. Giáo dục không thể mãi đứng chờ ở ngưỡng cửa đổi mới, nếu không hành động kịp thời thì một thế hệ sẽ lại đi qua trong những "chiếc áo cũ" của một hệ thống chưa kịp chuyển mình.

PGS-TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên chuyên trách
Ủy ban Văn hóa - Xã hội của Quốc hội

(Dẫn theo NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

null