AI học hộ, ai còn tư duy?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) có thể viết bài, làm đề cương, thuyết trình trọn gói chỉ với vài giây, sinh viên đang đối mặt với một lựa chọn quan trọng: dùng công nghệ để phát triển tư duy, hay để công nghệ tư duy thay mình?

AI đang hiện diện ngày càng sâu trong môi trường học thuật. Nhiều sinh viên xem ChatGPT, Claude, Gemini... là những "trợ lý học tập toàn năng", có thể thay mình viết bài luận, làm đề cương, thuyết trình. Với vài dòng yêu cầu, một bài viết hoàn chỉnh có thể được tạo ra chỉ trong vài giây.

Một sinh viên từng nhập vài từ khóa đơn giản như "lễ hội truyền thống; làng gốm Bát Tràng; phỏng vấn người dân", và nhận về một bài viết gần 1.000 chữ từ ChatGPT, đầy đủ diễn biến, lời dẫn, thậm chí trích dẫn nhân vật. Vấn đề chỉ lộ ra khi giảng viên nhận thấy bài viết vô cảm, trích dẫn giả, thông tin không có căn cứ. Cuối cùng, sinh viên thừa nhận dùng AI vì chưa đi thực tế.

Không thể phủ nhận AI là công cụ học tập hữu ích, nhưng khi tiếp cận quá dễ với tri thức được "sản xuất sẵn", một bộ phận sinh viên hoàn thành bài tập mà không hiểu vấn đề, viết xong nhưng không để lại dấu ấn cá nhân, trả lời đúng nhưng không có tư duy phản biện.

Một đoạn clip lan truyền gần đây ghi lại phản ứng của một giáo sư người Mỹ: "Every single essay in this class reads like it was written by a robot. And I'm done grading this garbage" (tạm dịch: "Tất cả bài luận trong lớp đều như do robot viết. Tôi không chấm cái đống rác này nữa").

Nguy cơ lớn nhất khi sinh viên bị lệ thuộc vào AI là "quên" cách tự học, tự viết, tự kiến tạo ý tưởng. AI có thể mô phỏng ngôn ngữ, nhưng không thể thay thế chiều sâu hiểu biết. AI tạo ra thông tin, nhưng không thể tạo ra cá tính học thuật - thứ khiến mỗi người trở thành "người học có tư duy".

Giáo dục đại học không chỉ đào tạo người trả lời đúng mà đào tạo người dám đặt câu hỏi khó, người biết phản biện, biết chắt lọc, biết hiểu sâu. Nếu sinh viên quen dùng AI như một cái nạng thay vì một công cụ mở rộng tư duy, hậu quả không dừng lại ở điểm số, nó sẽ hiển hiện trong chất lượng nguồn nhân lực tương lai.

Theo Ánh Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn

Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

null