WHO: Vaccine Pfizer phù hợp để tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược của WHO cho biết, vaccine Pfizer phù hợp để sử dụng tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép cho vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech được tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng toàn cầu, vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech an toàn và tạo ra phản ứng mạnh với những kháng thể trung hòa, qua đó giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào.

 

Tiêm vaccine cho trẻ em ở New York (Mỹ). Ảnh: Reuters
Tiêm vaccine cho trẻ em ở New York (Mỹ). Ảnh: Reuters


Theo thống kê, từ khi dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ, gần 5,3 triệu trẻ em đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, chiếm 29% số ca nhiễm mới được báo cáo trên toàn quốc. Trong số đó có khoảng hơn 2.200 trẻ em phải điều trị tại bệnh viện vì COVID-19. Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa và Hiệp hội Bệnh viện Nhi đồng Mỹ, các ca chuyển biến nặng do COVID-19 không phổ biến ở trẻ em. Đến nay, khoảng 63% trẻ em từ 12 tuổi trở lên tại Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19.

Các hãng dược Pfizer/BioNTech cũng đã chính thức đệ trình hồ sơ lên FDA xin cấp phép tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Hãng cũng đang thử nghiệm vacine ngừa COVID-19 với trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 2 tuổi và trẻ em từ 2-5 tuổi. Dữ liệu ban đầu đối với các nhóm này có thể được đưa ra ngay sau quý 4.

Theo VietnamNet, mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra khuyến cáo về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em. Theo đó, trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn so với người lớn. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ ít khẩn cấp hơn so với người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính và nhân viên y tế.

Tổ chức WHO cho biết, cần có thêm bằng chứng về việc sử dụng các loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau ở trẻ em để có thể đưa ra khuyến nghị chung về việc tiêm chủng cho trẻ chống lại COVID-19.

Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của WHO đã xác nhận vaccine của Pfizer phù hợp để sử dụng cho những người từ 12 tuổi trở lên. Trẻ em từ 12-15 tuổi có nguy cơ cao có thể tiêm vaccine này cùng với các nhóm ưu tiên khác.

Các thử nghiệm vaccine cho trẻ em đang được tiến hành và WHO sẽ cập nhật khuyến nghị của mình khi có bằng chứng hoặc tình hình dịch tễ học cho thấy có sự thay đổi trong chính sách.

Theo TTXVN, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng đã đưa ra hướng dẫn rất chi tiết về việc tiêm ngừa cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Theo CDC, mặc dù ít bị nhiễm COVID-19 hơn so với người lớn nhưng trẻ em vẫn có thể mắc và lây bệnh cho người khác.

Cơ quan này khuyến cáo, trẻ em từ 12 tuổi trở lên nên tiêm vaccine ngừa COVID-19. Chủng ngừa trên diện rộng là một công cụ quan trọng để ngăn chặn đại dịch. Lứa tuổi này có thể tiêm vaccine Pfizer.


 

CDC khẳng định vaccine Pfizer an toàn và hiệu quả cho nhóm trẻ em.
CDC khẳng định vaccine Pfizer an toàn và hiệu quả cho nhóm trẻ em.


CDC khẳng định vaccine Pfizer an toàn và hiệu quả. Tiêm vaccine có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc COVID-19, ngăn ngừa lây lan, không trở nặng. Trẻ em trên 12 tuổi nhận liều lượng vaccine của Pfizer giống như người lớn (không thay đổi theo trọng lượng). Hai mũi tiêm cách nhau 3 tuần.

Tại Việt Nam, ngày 14/10, Bộ Y tế có công văn cho phép tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi. Công văn nêu rõ, lên kế hoạch, triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi rồi hạ dần độ tuổi và mỗi trẻ chỉ tiêm 1 loại vaccine.

Bộ Y tế cho biết tới đây Bộ sẽ tiếp tục mua, nhập khẩu và tiếp nhận các loại vaccine có công nghệ sản xuất khác nhau (vaccine mRNA, vaccine bất hoạt...). Một số loại vaccine phòng COVID-19 theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm cho trẻ em.

Bộ Y tế đề nghị sử dụng vaccine đã được Bộ phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vaccine được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vaccine.

 

Theo L.VŨ (suckhoedoisong)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.