WHO: Không dùng thuốc kháng sinh trị SARS-CoV-2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong chương trình Science in 5 (tạm dịch: Khoa học trong 5 phút) mới đây, tiến sĩ Sylvie Briand, Giám đốc Quản lý nguy cơ lây nhiễm toàn cầu thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cảnh báo không dùng thuốc kháng sinh điều trị Covid-19.

Ảnh minh họa: Shutterstock
Ảnh minh họa: Shutterstock
Giải thích cụ thể về vấn đề này, tiến sĩ Briand nói rõ Covid-19 là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, đã được chứng minh là do vi rút SARS-CoV-2 gây ra. Trong khi kháng sinh là biệt chất để tiêu diệt vi khuẩn chứ không phải vi rút. Do đó, việc sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân Covid-19 là vô ích.
Một báo cáo khoa học được đăng tải trên chuyên san Nature cũng chỉ rõ cấu tạo và phương thức tồn tại của vi rút vốn khác vi khuẩn. Theo đó, vi rút không có thành tế bào như vi khuẩn nên kháng sinh rất khó nhận biết và tiêu diệt. Ngoài ra, kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn vì chúng vốn nằm ký sinh bên ngoài tế bào, còn vi rút lại xâm nhập vào bên trong tế bào túc chủ, nên không có cách nào để kháng sinh nhận biết được đâu là tế bào khỏe mạnh, đâu là mầm bệnh cần tiêu diệt. Do đó, kháng sinh không mang lại hiệu quả trong điều trị SARS-CoV-2.
Tiến sĩ Briand lưu ý liệu trình điều trị cho một số trường hợp mắc Covid-19 cũng có thể được bổ sung kháng sinh. Tuy nhiên, cần hiểu rõ kháng sinh trong trường hợp này không được dùng để điều trị trực tiếp Covid-19, mà là để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn cho một số bệnh nhân có thể trạng yếu.
Theo Trà Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.