WHO công bố kết quả điều tra về nguồn gốc COVID-19 ở Vũ Hán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phái đoàn WHO đã tổ chức họp báo ngày 9.2 công bố kết quả sau 1 tháng điều tra về nguồn gốc COVID-19 ở Vũ Hán.

 Phái đoàn điều tra quốc tế do WHO dẫn đầu trong cuộc họp báo công bố kết quả sau 1 tháng tìm hiểu nguồn gốc COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, 9.2. Ảnh: AFP
Phái đoàn điều tra quốc tế do WHO dẫn đầu trong cuộc họp báo công bố kết quả sau 1 tháng tìm hiểu nguồn gốc COVID-19 ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, 9.2. Ảnh: AFP



Reuters dẫn nguồn tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, sau gần một tháng gặp gỡ và đi thăm các địa điểm tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, nơi dịch bệnh xuất hiện lần đầu tiên, để tìm kiếm manh mối về nguồn gốc đại dịch COVID-19, phái đoàn điều tra quốc tế do WHO dẫn đầu chiều 9.2 đã tổ chức họp báo công bố kết quả phát hiện.

Trong cuộc họp kéo dài gần 3 giờ đồng hồ, ông Peter Ben Embarek, người đứng đầu phái đoàn chuyên gia phát biểu: “Con đường khả thi bắt nguồn từ bất kỳ loài động vật nào đến chợ hải sản Hoa Nam có thể phải trải qua một chặng đường rất dài và phức tạp liên quan đến việc di chuyển xuyên biên giới''.

Ông Embarek cho biết, việc xác định nguồn gốc của virus Corona chỉ dẫn tới một ổ dơi tự nhiên, nhưng không chắc chúng ở Vũ Hán.

Các nhà điều tra cũng đang tìm kiếm các mẫu máu ở Trung Quốc có thể chỉ ra rằng virus đã lưu hành sớm hơn so với suy nghĩ ban đầu: ''Để tìm hiểu bức tranh toàn cảnh của tháng 12.2019, chúng tôi đã bắt tay vào tìm kiếm rất chi tiết và cụ thể các trường hợp mắc bệnh khác có thể đã bị bỏ sót trước đó, vào năm 2019''.

“Và kết luận là chúng tôi không tìm thấy bằng chứng về các đợt bùng phát lớn có thể liên quan đến các ca mắc COVID-19 trước tháng 12.2019 ở Vũ Hán hoặc các nơi khác”, ông Embarek nói.

Ông cũng cho rằng khả năng virus bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm - vốn là chủ đề của các thuyết âm mưu - là cực kỳ khó xảy ra và không cần nghiên cứu thêm.

Về phía Trung Quốc, người đứng đầu hội đồng chuyên gia của Trung Quốc về đại dịch, ông Liang Wannian, cho biết đã có bằng chứng về ca mắc COVID-19, có thể đã xảy ra trước các ca được phát hiện đầu tiên "vài tuần".

“Điều này cho thấy chúng tôi không thể loại trừ rằng nó đã được lưu hành ở các khu vực khác và việc lưu hành không được báo cáo”, ông Liang Wannian nói trong cuộc họp.

Phái đoàn điều tra quốc tế cũng nghiên cứu và xác định các nhà cung cấp các sản phẩm thị đông lạnh cho thị trường, bao gồm cả động vật hoang dã được nuôi.

“Vì vậy, có khả năng nên tiếp tục đi theo hướng này và xem xét sâu hơn về chuỗi cung ứng và động vật được cung cấp cho thị trường”, ông Embarek cho hay.

Trước đó, Trung Quốc từng thúc đẩy ý tưởng rằng virus có thể lây truyền qua thực phẩm đông lạnh và đã nhiều lần công bố phát hiện dấu vết virus trên bao bì thực phẩm nhập khẩu.

Trong cuộc họp báo, ông Embarek cho biết: “Chúng tôi biết virus có thể tồn tại trong điều kiện môi trường đông lạnh, nhưng chúng tôi vẫn chưa thực sự hiểu liệu virus có thể truyền sang người hay không” hoặc dưới những điều kiện nào.

https://laodong.vn/the-gioi/who-cong-bo-ket-qua-dieu-tra-ve-nguon-goc-covid-19-o-vu-han-879354.ldo
 

Theo Phương Linh (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.