Vương triều Nguyễn và sự hiện diện kỳ lạ của một loài hoa đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mới đây được người bạn là Thuyết Hùng Vũ vừa gửi cho ảnh về một loài hoa cúc cổ, tôi mừng như “bắt được vàng”, bởi nó giống một với một hoa được chạm khắc trên bia đá của vương triều Nguyễn một cách quá lạ lùng.

Loài hoa cúc cổ giống một với hoa cúc được chạm khắc trên bia đá của vương triều Nguyễn. Ảnh: Thuyết Hùng Vũ
Loài hoa cúc cổ giống một với hoa cúc được chạm khắc trên bia đá của vương triều Nguyễn. Ảnh: Thuyết Hùng Vũ


Cụ thể là ở bia Tiến sĩ võ khoa thi hội năm Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức năm thứ 21 (1868), cho thấy một hoa cúc được trang trí choán hết cả phần trán bia. Thế nhưng, điều đáng nói ở đây là giữa hoa khắc trên đá và hoa thật ngày nay là một khoảng cách 153 năm, nhưng chúng giống cả từ hoa tới lá, chỉ khác nhau một chút về bố cục bởi một đằng là của thiên nhiên và một đằng là của con người.

Rất may qua tìm hiểu thì được bạn Phan Hường cho biết đây là loại cúc có tên là hồng tú kiều, và qua nguồn báo Lao Động đăng ngày 17.1.2021 với bài Chiêm ngưỡng giống cúc lạ, hiếm gặp tại Việt Nam, trong bài còn nêu hồng tú kiều, bạch lệ mi, cúc trà, cúc rượu…, đều là những giống cúc quý, xưa chỉ xuất hiện trong cung đình, hay hình họa trên gốm sứ.

Nay các giống cúc này lại hiện hữu ngay tại Hà Nội, đó là vườn cúc của ông Đào Mạnh Hùng ở Thanh Trì, vườn đã được ông ươm, trồng nhiều năm nay, với mong muốn giữ gìn và bảo tồn giống cúc cổ ở Việt Nam.

 

Bia Tiến sĩ võ khoa thi hội năm Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức năm thứ 21 (1868) - Ảnh: Bản dập của BEFEO
Bia Tiến sĩ võ khoa thi hội năm Mậu Thìn, niên hiệu Tự Đức năm thứ 21 (1868) - Ảnh: Bản dập của BEFEO


Nhìn chung, hoa cúc là một trong những loài hoa từ xa xưa đã được nhiều nước trên thế giới nhất là các nước phương Đông, ca ngợi, quý mến. Ở Trung Quốc hoa cúc được coi là một trong “tứ quân tử” vì phẩm chất trong sạch và thanh cao của nó… Ở Nhật Bản còn là thứ hoa dành riêng cho vua và quý tộc, không ai được vẽ hoa cúc trên y phục…

Nhà thơ Phan Trường Nguyên còn viết: "Mùa xuân đến, chim oanh hót, trăm hoa đua nhau khoe sắc thắm, nhưng đến khi mùa thu về, hoa cúc nở thì không một loài hoa nào còn". Rồi nhà sư Huyền Quang viết: "Trong các loài hoa thì hoa cúc trội hơn một bậc"… (Hoa văn Việt Nam, tr 231, 232). Ngoài ra Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới của hai tác giả là Jean Chevalier và Alain Gheerbrant còn cho biết hoa cúc mang ý niệm về sự trường thọ bất tử, sự viên mãn, toàn vẹn…, và còn là biểu tượng của mặt trời, rất được phổ biến ở châu Á, nhất là các nước như Trung Quốc, Nhật, Việt Nam.

Trang trí cung đình triều Nguyễn “tỏa sáng” với hoa cúc


Ở Việt Nam trong thơ văn Lý - Trần, hoa cúc rất được yêu thích, nhiều nhà thơ trồng nhiều cúc trong vườn để ngâm vịnh và thưởng thức vẻ đẹp của nó. Nhà sư Huyền Quang, vị tổ thứ ba trong thiền phái Trúc Lâm, rất chăm chỉ lo việc Phật mà cũng phải thú nhận: Túi thơ bầu rượu vì hoa cúc mà bận rộn...

Còn Trần Minh Tông, đường đường là một ông vua đứng đầu quốc gia với bao công việc bận rộn, thế mà trước hoa cúc cũng đã phải thừa nhận: Vịnh tới hoa cúc thì có thể nghiêng bầu chuốc chén…


Thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu còn cho biết loài cúc đồng tiền, cúc đại đóa, cúc bất tử cũng được các triều đình xưa sử dụng hình ảnh để chế tác các vật dụng, như bộ đĩa vàng Cộng Vũ thời Lý (thế kỷ 11-12) và hộp vàng Ngọa Vân thời Trần (thế kỷ 14).

Hiện chúng đã được công nhận là bảo vật quốc gia, rồi còn rất nhiều các vật dụng khác được chế tác bằng chất liệu gốm như bình, thống bát đĩa…


 

Hoa cúc ở bia Tiến sĩ võ khoa thi hội năm Mậu Thìn được trang trí choán hết cả phần trán bia - Ảnh: Bản dập của BEFEO
Hoa cúc ở bia Tiến sĩ võ khoa thi hội năm Mậu Thìn được trang trí choán hết cả phần trán bia - Ảnh: Bản dập của BEFEO


Còn ở vương triều Nguyễn thì nhiều phát hiện còn cho thấy sự vô cùng phong phú như, hoa cúc trang trang trí trên ngai vàng, trên tiền thưởng, huân huy chương, đồ pháp lam, trên kiến trúc, đa phần trong văn bia…


Riêng ở bia như nêu trên, thì như chúng ta đã biết văn bia Tiến sĩ ở Văn Miếu - Huế là của triều Nguyễn cho dựng với mục đích vinh danh những người đỗ đạt để phụng sự triều đình.

Việc hình ảnh hoa cúc được chọn làm trang trí chính trên trán bia thay vì là mặt trời tượng trưng hoàng đế đã cho thấy ý nghĩa của nó như thế nào. Nhìn chung những phát hiện nêu trên là một bằng chứng thuyết phục, cho biết các loại cúc này rất quý và được trồng phổ biến trong cung đình xưa, rất cần được bảo tồn.

Theo Vũ Kim Lộc (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Mừng lúa mới trên cao nguyên

Mừng lúa mới trên cao nguyên

(GLO)- Sau khi thu hoạch mùa vụ và đưa lúa về kho, đồng bào Jrai náo nức với lễ mừng lúa mới. Nghi lễ nông nghiệp cổ truyền độc đáo này đã được bà con duy trì từ bao đời nay.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.