Vườn thanh long của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vườn thanh long của mẹ giờ không còn. Mẹ cũng không còn. Nhưng lời mẹ dạy, tấm gương mẹ tảo tần yêu thương vun vén cùng vị ngọt những quả thanh long một thời ấu thơ được nếm cứ theo hoài trong những giấc mơ tôi. 
Vườn nhà đất xấu nên chỉ mọc hoang rặt một giống sầu đâu. Cây sầu đâu chỉ có chặt đem làm củi, còn quả tới mùa ra vô số nhưng đắng ngắt không ăn được. Anh Hai ra vô cứ luôn miệng càm ràm với mẹ: Vườn nhà người ta nào ổi, nào xoài, nào mít. Còn vườn mình rặt một giống sầu đâu!
Ba bàn: Hay mình chặt phăng kêu bán củi đi bà, để chi cho chật đất? Mẹ gạt: Ông cứ để yên đó cho tui. Tui có cách biến cây sầu đâu thành… cây ăn quả! Mấy cha con nghe nhảy dựng, tròn mắt. Tôi theo gặng hỏi, mẹ cứ cười mủm mỉm.
Cách vài bữa thấy mẹ đi xin đâu về hàng gánh dây thanh long trồng sắp lượt dưới các gốc sầu đâu to, cột dây cho chúng bám tựa vào thân cây. Được mẹ đều đặn chăm sóc, tưới tắm, những dây thanh long nhanh chóng bén rễ nảy mầm, nương theo thân sầu đâu ngày một vươn cao. Đất vườn nhà tuy xấu nhưng nhờ đất ruộng đắp thêm chứa nhiều màu nên thanh long nhanh chóng lớn vọt, ngút xanh.
Leo lên tới chạc ba lớn nhất của cây sầu đâu, những dây thanh long bắt đầu đâm chi chít đọt non tỏa bung ra bốn phía. Giờ thì không phải 1-2 dây đơn độc mà đã quây lại thành chòm, buông tỏa những đọt xanh lơ lửng rủ xuống xung quanh như mái tóc “phi dê” mới uốn.
Sau mấy cơn mưa, một sáng ra vườn chứng kiến ngọn thanh long đầu tiên rụt rè ló ra mấy búp hoa. Anh em tôi đứa nào cũng vui như hội. Mẹ cười, nheo mắt đi quanh từng gốc sầu đâu có chòm thanh long dòm, đếm. Thì ra không phải chỉ một chòm ra hoa mà chòm nào cũng có.
Minh họa: Huyền Trang
Minh họa: Huyền Trang
Nụ lớn nhanh như thổi, chừng nửa tháng đã bung to tròn, đầu thuôn, chúm nhọn. Đêm trăng ra vườn chơi cút bắt, tình cờ dòm lên mấy chòm thanh long bỗng nhận ra hoa đang bung nở từng đóa to trắng ngần, thoảng đưa hương. Còn nữa, mơ hồ trong đêm vắng vẫn nghe thanh âm nhiều cánh bướm bay lượn.
Hoa thanh long lạ lắm: đêm bung nở, ngày lại cụp cánh xuống cứ tưởng hoa tàn. Nhưng không. Đêm về, hoa lại tiếp tục nở bung. Vài ba đêm như vậy hoa mới thật sự tàn. Ấy là lúc đã xong xuôi quá trình thụ phấn. Cánh, đài lần lượt khô đi để bầu noãn ngày một lớn nhanh thành hình dạng trái thanh long tròn thuôn như quả trứng gà, khác cái xung quanh đeo lởm chởm những “cái tai” cùng tiệp một màu xanh.
Nắng hanh hao nung nấu khiến quả ngày một mọng căng. Lớp vỏ chuyển màu xanh thẫm rồi nhanh chóng ngả chàm, hồng phớt, sang đỏ. Sau mấy ngày thì càng đỏ tươi, đỏ đậm. Dưới tán sầu đâu là những chùm thanh long vắt vẻo, lủng lẳng đeo mang bên mình bao nhiêu là quả. Nhìn xa, sắc đỏ lô nhô, nổi bật trên nền xanh của lá của cây trông thật gọi mời.
Mẹ bảo, thấy đỏ vậy thôi nhưng mà chưa chín, ăn chua. Tôi không tin, trưa nắng lén mẹ hậm hụi trèo cây, nhón lẹ một quả ôm trốn ra góc rào lột vỏ, háo hức cắn phập…. Trời đất, quả thanh long vừa chua vừa nhớt không ăn nổi. Hóa ra mẹ nói không sai. Lần đầu tiên trong đời, tôi được bài học thấm thía về cái lý thấy vậy mà không phải vậy.
Vườn thanh long của mẹ giờ không còn. Mẹ cũng không còn. Nhưng lời mẹ dạy, tấm gương mẹ tảo tần yêu thương vun vén cùng vị ngọt những quả thanh long một thời ấu thơ được nếm cứ theo hoài trong những giấc mơ tôi.
Y NGUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.