Vườn rau của mẹ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước nhà tôi có khoảnh vườn nho nhỏ. Ấy vậy mà đủ màu sắc, đủ hương vị của mọi loại rau mẹ trồng. Cũng vì mấy luống rau ấy mà biết bao lần tôi hờn dỗi vẩn vơ với mẹ. Mẹ tôi lạ lắm, chẳng lúc nào rảnh tay, hết chăm hồ tiêu, cà phê lại về quanh quẩn ra vườn xới đất trồng rau. Mấy luống rau của mẹ nhờ trời mà cứ tưới nước, bắt sâu thôi là tốt um. Rau ăn không hết mẹ lại đem cho hàng xóm. Có khi mẹ lại đạp xe đi bán. Chỉ mỗi câu chuyện về vườn rau nho nhỏ mà làm tôi bận lòng mãi vì thương mẹ.
 Minh họa: KIM HƯƠNG
Minh họa: KIM HƯƠNG
Từ ngày còn bé đến tận bây giờ, lúc nào tôi cũng thấy mẹ lụi cụi như thế. Mẹ trồng rau như người ta trồng cây cảnh. Luống nào luống nấy thẳng tắp. Khu vườn được sắp đặt gọn gàng với từng mảnh rau be bé đủ loại, từ rau cải, xà lách, bắp sú, su hào rồi lại cả đám rau thơm, hành ngò, tía tô. Mấy cây rau được chăm sóc tỉ mẩn cứ thế tươi tốt, mập tròn ú ụ. Cả vườn rau đan xen màu sắc đến cả đường nét, đẹp như một bức tranh quê yên bình. Lâu lâu ngồi làm việc tôi hay nhớ về dáng vẻ mẹ lúi húi bắt sâu, tưới nước; tôi nhớ khuôn mặt mẹ mỗi lần tôi về lại hớn hở khoe ngày nay bắt được mấy con sâu trong đám bắp sú, nào là bắp sú trời lạnh thế này khó cuộn đẹp, nào là mua giống xà lách giòn mà về trồng ra xà lách xoăn… Cứ như một chuyên gia nông nghiệp say mê với khu vườn cổ tích của mình. Tôi nhớ da diết đôi bàn tay thoăn thoắt đầy chấm đồi mồi thô ráp, nhớ sự gọn gàng của mẹ trong từng nắm rau gói vào lá chuối rồi cột lại thật cẩn thận, dặn dò loại nào ăn trước, loại nào ăn sau, đem về bảo quản trong tủ lạnh như thế nào. Mỗi lần nghe mẹ dặn dò, tôi lại thấy mình nhỏ bé đến lạ.
Cả tháng nay đi làm, tôi không ghé về nhà mẹ. Mấy hôm rồi mẹ ốm. Thời tiết trái nắng, trái gió đã hằn lên sự tảo tần của mẹ. Những ngày đầu, đám rau bị ngó lơ, chẳng mấy ai bận lòng. Lá cứ rũ rũ buồn. Rồi chúng như được dịp mà hờn dỗi chẳng buồn vươn lên, cũng chẳng còn xanh mơn mởn như những ngày mẹ thường chăm bẵm. Mẹ than khe khẽ vì nằm mãi như bị trói chân. Tôi giục: “Mẹ dậy ăn cháo, uống thuốc rồi còn đạp xe đi bán rau kìa”. Mẹ cười, nụ cười rạng ngời sức sống: “Tổ cha mi!”. Tôi tiếp lời: “Mẹ nói chăm rau là đam mê mà, đam mê thì đừng từ bỏ chứ!”. Vừa nghe nhắc đến đám rau, mẹ như có thêm nguồn động lực: “Chiều nay phải ra tưới mấy luống rau đã chớ để lâu, tội hắn!”. Tự nhiên lúc ấy tôi hết giận sự tham công tiếc việc của mẹ, tự dưng chỉ muốn thấy dáng mẹ mỗi chiều trên chiếc xe đạp cũ kỹ với mấy nắm rau. Tôi thấy nụ cười của mẹ lúc ấy rạng rỡ lắm!
Những tia nắng cuối cùng của hoàng hôn buông xuống lãng đãng trên mảnh vườn. Tôi xách ô roa ra tưới mấy luống rau rồi lại đắm vào suy nghĩ quẩn quanh về thế sự. “Làm việc gì cũng được, miễn là có đam mê và thấy hạnh phúc về công việc của mình”. Những giọt nước cứ thế thấm dần vào lòng đất, thấm vào từng manh lá tươi xanh đang vươn dậy. Vườn rau của mẹ cứ thế cùng tôi lớn khôn theo tháng ngày...
 TRÚC PHÙNG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.